Bài 47. MẪU NGUYÊN TỬ BO
QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ HYDRO
1. Mẫu nguyên tử Bo
a) Tiền đề và trạng thái dừng
- Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng xác định
En gọi là các trạng thái dừng. Ở các trạng thái dừng, nguyên tử không
bức xạ.
-Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, êlectron chuyển động quanh hạt
nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là các quỹ
đạo dừng.
- Bán kính Bo (bán kính nhỏ nhất) là bán kính của quỹ đạo êlectron ứng với trạng thái cơ bản
b) Tiền đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử
- Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En sang trạng
thái dừng có năng lượng Em nhỏ hơn thì nguyên tử phát ra một phôtôn có
năng lượng đúng bằng hiệu En- Em.
En- Em = hf (h là hằng số Plăng: n, m là những số nguyên)
- Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng Em mà
hấp thụ một phôtôn có năng lượng hf đúng bằng hiệu En- Em thì nó chuyển
sang trạng thái dừng có năng lượng En lớn hơn.
2. Quang phổ vạch của nguyên tử hiđrô
* Quang phổ vạch, sắp xếp thành các dải riêng biệt.
-Dãy Laiman: trong miền tử ngoại.
-Dãy Banme: gồm các vạch trong miền hồng ngoại và miền ánh sáng nhìn thấy: Hα, Hβ, Hγ, Hδ.
-Dãy Pasen; trong miền hồng ngoại.
* Giải thích:
- Khi nhận được năng lượng kích thích, nguyên tử hydro chuyển từ trạng
thái cơ bản lên các trạng thái kích thích. Khi chuyển về trạng thái có
năng lượng thấp, nguyên tử phát ra các photon khác nhau. (tần số, bước
sóng khác nhau).
- Các electron từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo K tạo thành dải Laiman.
- Các electron từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo L tạo thành dải Banme.
- Các electron từ các quỹ đạo bên ngoài về quỹ đạo M tạo thành dải Pasen.
Bài 48.HẤP THỤ VÀ PHẢN XẠ LỌC LỰA ÁNH SÁNG-
MÀU SẮC CÁC VẬT
1) Hấp thụ ánh sáng:
- Là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ của chùm sáng truyền trong nó.
a) Định luật về sự hấp thụ ánh sáng:
- Cường độ chùm sáng đơn sắc khi truyền qua môi trường hấp thụ, giảm theo định luật hàm mũ của độ dài d của đường đi tia sáng.
b) Sự hấp thụ lọc lựa:
- Các ánh sáng có bước sóng khác nhau, bị môi trường hấp thụ nhiều ít
khác nhau. Sự hấp thụ ánh sáng của một môi trường có tính chọn lọc, hệ
số hấp thụ môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
+ Chất trong suốt với một miền quang phổ.
+ Vật trong suốt không màu: Những vật không hấp thụ ánh sáng trong miền nhiền thấy của quang phổ
+ Vật có màu đen: những vật hấp thụ hoàn toàn mọi ánh sáng nhìn thấy
+ Vật trong suốt có màu :Những vật hấp thụ lọc lựa ánh sáng trong miền nhìn thấy
II. Phản xạ (tán xạ) lọc lựa- Màu sắc các vật.
- Khả năng phản xạ (hoặc tán xạ) của các vật mạnh, yếu khác nhau phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
- Màu sắc của các vật phụ thuộc vào sự hấp thụ lọc lựa và phản xạ lọc lựa của vật đối với ánh sáng chiếu lên vật.
- Màu sắc các vật còn phụ thuộc màu sắc của ánh sáng rọi vào nó
VD:Tấm gỗ sơn mau đỏ hâp thụ ánh sáng màu lam lục và tán xa ánh sáng màu
đỏ. Do đó, nếu chiếu một chùm ánh sáng trắng vào tấm gỗ đó thì ta thấy
nó có màu đỏ của tấm gỗ Nhưng nếu chiếu vào tấm gỗ đó là một chùm ánh
sáng lam hoặc tím thì nó hập thụ hoàn toàn chùm ánh sáng đó và nó trở
thành có màu đen
Bài 49.SỰ PHÁT QUANG. SƠ LƯỢC VỀ LAZE
1) Sự phát quang:
a) Hiện tượng một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới dạng nào đó thì có
khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền nhìn thấy: hiện tượng
phát quang.
b) Hai đặc điểm quan trọng:
- Mỗi chất phát quang có một quang phổ đặc trưng riêng của nó.
- Mỗi chất phát quang có một thời gian phát quang- là khoảng thời gian từ lúc ngưng kích thích cho đến lúc ngừng phát quang
2) Quang phát quang:
a) Định nghĩa: Hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng λl để phát ra ánh sáng có bước sóng λ’. (λ # λ’)
b) Hai dạng quang phát quang.
* Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát ngắn (10^ -8s) nghĩa là
ánh sáng phát quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Nó thường xảy ra với chất lỏng và chất khí.
* Lâm quang là phát quang có thời gian phát quang dài( 10^-8s trở lên ) ;
nó thương xảy ra với chất rắn. Các chất rắn phát quang loại này gọi là
chất lâm quang.
c. Định luật Xtốc về sự phát quang
Anh sáng phát quang có bươc sóng λ’ dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích λ: λ’>λ.
d. Ứng dụng. Trong các đèn ống để thắp sáng, trong các màn hình của dao
động động kí điện tử, của ti vi, máy tính, sử dụng sơn phát quang quét
trên các biển báo giao thông.
2.Sơ lược về Laze
laze là một nguồn sáng phát ra chùm sáng song song, kết hợp, có tính đơn
sắc rất cao. phát quang dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm
ứng
- Tia laze có tính đơn sắc rất cao. Độ sai lệch tương đối ∆f/fcủa tần số ánh sáng do laze phát ra chỉ bằng10^-15.
- Tia laze là chùm sáng kết hợp (các Phôtôn trong chùm có cùng tần số và cùng pha).
- Tia laze là chùm sáng song song (có tính định hướng cao).
- Tia laze có cường độ lớn. Chẳng hạn, Tia laze rubi (hồng ngọc)có cường độ tới 10^6 (w/cm^2.)