Bài 16: GIAO THOA SÓNG
* Định nghĩa: hiện tượng hai sóng kết hợp, khi gặp nhau tại những điểm
xác định, luôn luôn tăng cường nhau ,hoặc làm yếu nhau gọi là sự giao
thoa của sóng.
2. Điều kiện để có hiện tượng giao thoa.
-Sóng kết hợp: là 2 sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
-Nguồn kết hợp.là nguồn phát ra sóng kết hợp
3. Ứng dụng: Nơi nào có giao thoa thì nơi ấy có sóng.
4. Sự nhiễu xạ của sóng: Hiện tượng sóng khi gặp vật cản thì đi lệch khỏi phương truyền thẳng của sóng và đi vòng qua vật cản.
Bài 17: SÓNG ÂM – NGUỒN NHẠC ÂM
1.Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm
-Khi phát ra âm thì các nguồn âm đều dao động.
-Dao động được truyền đi từ nguồn âm trong không khí tạo thành sóng âm, có cùng tần số với nguồn âm.
-Sóng âm truyền đến tai, làm màng nhĩ tai dao động, cho ta cảm giác về âm.
- Cảm giác âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe.
-Sóng âm truyền trong môi trường chất lỏng, khí, rắn nhưng không truyền được trong chân không.
+Trong chất khí, chất lỏng sóng âm là sóng dọc.
+Trong chất rắn, sóng âm là sóng dọc, cả sóng ngang.
-Âm do nhạc cụ phát ra thì êm tai, dễ chịu; và đồ thị dao động là những đường cong tuần hoàn có tần số xác định:nhạc âm.
-Âm nghe chối tai, cảm giác khó chịu khi nghe, đồ thị là đường cong không tuần hoàn không có tần số xác định:tạp âm.
1) Độ cao:
Là đặc trưng sinh lí của âm mà đặc trưng vật lí quyết định là tần số. Âm càng cao thì tần số càng lớn.
-Âm cao: tần số lớn.
-Âm trầm: tần số nhỏ.
Tai người cảm nhận được âm có: 16Hz £ f £ 20.000Hz
Âm có:
f > 20.000Hz: siêu âm.
f < 16 Hz: hạ âm
2) Âm sắc: Mỗi âm do một nguồn phát ra có dạng đồ thị khác nhau, nên các
âm có sắc thái khác nhau. Đặc tính đó của âm gọi là âm sắc.
3)Độ to,cường độ âm, mức cường độ âm:
a)Định nghĩa cường độ âm: Cường độ âm được xác định là năng lượng được
sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền
sóng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị cường độ âm là “oát trên mét
vuông” (W/m2).
-Cường độ âm cùng lớn, cho ta cảm giác nghe thấy âm càng to.Độ to của âm không tỉ lệ thuận với cường độ âm.
5) Ống sáo: Ống sáo, các loại kèn có bộ phận chính là một ống có một đầu
kín, một đầu hở. Khi thổi một luồng khí vào miệng ống khi không khí ở
đó sẽ dao động. Dao động này truyền đi dọc theo ống và bị phản xạ ở hai
đầu ống. Sẽ có sóng dừng nếu chiều dài ống:
Bài 18. HIỆU ỨNG ĐÔP-LE
1. Thí nghiệm
*TN cho thấy:
-Khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu, âm nghe to hơn.
-Khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu, âm nghe nhỏ hơn.
*Sự thay đổi tần số sóng do nguồn sóng chuyển động tương đối so với máy thu gọi là hiệu ứng Đốp-le.
2.Giải thích hiện tượng.
-Gọi v: tốc độ truyền sóng từ nguồn âm phát với tần số f (tốc độ dịch chuyển của một đỉnh sóng) λ=v/f
-Gọi vM: tốc độ của máy thu.