k4nk4t3 Moderators
Tổng số bài gửi : 795 Điểm : 1886 Được cảm ơn : 283 Tham gia ngày : 2011-03-16 Age : 30 Đến từ : Hà Nội thân êu Thực hiện nội quy :
| Subject: Tóm Tắt kiến thức Hóa Học 12 của SGK - Bài 22 - 23 - 24 25/6/2011, 3:36 pm | #1 |
| Bài 22: SỰ ĐIỆN PHÂN I. KHÁI NIỆM : - Sự điện phân là quá trình oxi hóa khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li.
II. SỰ ĐIỆN PHÂN CÁC CHẤT ĐIỆN LI 1. Sự điện phân NaCl nóng chảy - Khi có dòng điện một chiều chạy qua. - Cực dương (anot) diễn ra sự oxi hóa. - Cực âm (catot) diễn ra sự khử. - Quá trình oxi hoá-khử được biểu diễn 2. Sự điện phân dd CuSO4: a) Điện phân dd CuSO4 với các điện cực trơ ( graphit) * Bình điện phân là ống chữ U, 2 điện cực bằng graphit, một điện cực âm và một điện cực dương, dd chất điện phân là CuSO4. * Khi cho dòng điện một chiều đi qua (có hiệu điện thế ³ 1,3 V) có hiện tượng: - ở catot: kim loại Cu bám vào điện cực.( cực õm) - ở anot: Bọt khí O2 thoát ra. ( cực dương )
III. ỨNG DỤNG CỦA SỰ ĐIỆN PHÂN 1. Điều chế kim loại. 2. Điều chế một số phi kim (H2 ; O2...) 3. Điều chế một số loại hợp chất (KMnO4, NaOH, H2O, nước giaven...) 4. Tinh chế một số kim loại: Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au... 5. Mạ điện...
Bài 23: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I- KHÁI NIỆM: - Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường. M ==> Mn+ + ne II- HAI DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠI: 1. Sự ăn mòn hoá học - Bản chất của sự ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường. - Thí dụ: 3Fe + 4H2O ==> Fe3O4 + 4 H2 2Fe + 3 Cl2 ==> 2 FeCl3 3 Fe + 2 O2 ==> Fe3O4 2. Ăn mòn điện hoá học: a – Khái niệm về Ăn mòn điện hoá học: - Ăn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa – khử , trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương. b – Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá học : * Các điện cực phải khác nhau về bản chất : - kim loại – kim loại. - kim loại – phi kim. - kim loại – hợp chất hóa học. * Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn. * Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li. c- Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt ( gang , thép) trong không khí ẩm :
==>Ion Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa dưới tác dụng của ion OH– tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O
Bài 24: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI I. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI. Thực hiện sự khử : Mn+ + ne ==> M
II. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI 1.Phương pháp thuỷ luyện - Dùng hoá chất thích hợp như H2SO4, NaOH, NaCN… tách hợp chất của kim loại ra khỏi quặng. Sau đó dùng chất khử để khử ion kim loại thành kim loại tự do - Phương pháp này dùng để điều chế kim loại yếu. 2. Phương pháp nhiệt luyện - Cơ sở: Khử những ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao bằng các chất khử như: C, CO, H2 hoặc AL, KL kiềm, KL kiềm thổ. - Dùng trong CN, để điều chế những kim loại hoạt động trung bình. 3. Phương pháp điện phân. - Phương pháp điện phân dùng năng lượng của dòng điện để gây ra sự biến đổi hoá học, đó là phản ứng oxi hoá - khử. Trong sự điện phân, tác nhân khử là cực (–) mạnh hơn nhiều lần tác nhân khử là chất hoá học. Thí dụ, không một chất hoá học nào có thể khử được các ion kim loại kiềm thành kim loại. Trong điện phân, tác nhân oxi hoá là cực (+) mạnh hơn nhiều lần tác nhân oxi hoá là chất hoá học. - Dùng trong CN, để điều chế những kim loại hoạt động trung bình. III. ĐỊNH LUẬT FARADAY - Công thức: m=Ait / 96500n |
|