I- VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO:
1- Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn:
Liti (Li), natri (Na), kali (K), rubidi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) . các kim loại này thuộc nhóm IA ( kim loại kiềm)
2- cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm:
- Viết cấu hình theo yêu cầu của thầy
- Xem bảng 6.1 để biết một số tính chất vật lí cơ bản của kim loại kiềm.
Kết luận:
- Nguyên tử kim loại kiềm chỉ có 1e ờ lớp ngoài cùng thuộc phân lớp ns.
- Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) có giá trị thấp nhất trong các kim
loại và giảm dần từ Li đến Cs. Năng lượng ion hóa thứ hai (I2) có giá
trị lớn hơn năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) rất nhiều.
- Thế điện cực chuẩn có giá trị rất âm
- Nguyên tử kim loại kiềm dễ dàng tách 1e để trở thành ion dương có điện
tích 1+ (M ==> M+ + e ). Do đó kim loại kiềm có tính khử rất mạnh .
II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ: SGK
III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
- Kim loại kiềm có tính khử rất mạnh do:
+ Chỉ có 1e ở phân lớp ns ngoài cùng, năng lượng ion hóa thấp nên nguyên tử rất dễ mất 1e:
M ==> M+ + 1e
+ Thế điện cực chuẩn E có giá trị rất âm
- Kim loại kiềm thể hiện tính khử khi phản ứng với phi kim, dung dịch axit và nước.
+Khử được các phi kim tạo thành oxit baz hoặc muối:
4M + O2 → 2M2O
2M + Cl2 → 2MCl
- Đặc biệt Natri cháy trong oxi khô tạo thành peoxit Na2O2.
+Khử dễ dàng ion H+ trong dd axit tạo thành khí H2. Phản ứg mãnh liệt, gây nổ :
2M + 2H+ → 2M+ + H2
+Khử được nước dễ dàng, tạo thành dung dịch baz va khí H2 :
2M + 2H2O → 2MOH + H2
IV- ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ:
1-Ứng dụng : học theo SGK.
2-Điều chế:
Nguyên tắc: điện phân muối nóng chảy:
M+ + e ==> M
Điều chế Na:
+Nguyên liệu: NaCl tinh khiết
+Phương pháp: Điện phân nóng chảy NaCl, trong bình điện phân có cực dương bằng than chì, cực âm bằng thép.
+Các phản ứng xảy ra khi điện phân:
* Cực âm: Na+ + e → Na ( Quá trình khử)
* Cực dương: 2Cl– → Cl2 + e ( QT oxi hóa)
-Phương trình điện phân:
2NaCl(r) ==> 2Na + Cl2