Xem tập tin đính kèm
Nhiều bài tập hóa học dẫn đến thiết lập phương trình đại số 1 ẩn. Với máy tính có chức năng Solve, ta có thể dùng nó để tìm nghiệm thay vì phải chuyển vế, biến đổi và có thể dẫn đến nhầm lẫn.
Dưới đây là một số ví dụ sử dụng chức năng solve của máy tính Casio FX570ES để giải trắc nghiệm hóa học.
Bài tập 1 : Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là : A. 9,75 B. 8,75 C. 7,80 D. 6,50
Xem như hỗn hợp đầu chỉ gồm FeO và Fe2O3
Cách 1 : bảo toàn khối lượng (gọi X là khối lượng)
‘khối lượng hỗn hợp đầu+khối lượng HCl–khối lượng H2O=khối lượng FeCl2+khối lượng FeCl3
KQ(X=9.75;L–R=0)
Cách 2 :
‘khối lượng FeCl3= (khối lượng hỗn hợp đầu–khối lượng FeO)¸160´2´(56+35.5´3)=
(9.12–7.62¸(56+71)´72)¸160´2´(56+35.5´3)=
KQ=9.75
Bài tập 2 : Khi cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 20,43 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16; Cl = 35,5; Ba = 137) A. 1,0M. B. 0,9M. C. 0,5M. D. 0,8M
0.1´(137+71)=
KQ=20.8>20,43 ‘dư Ba(OH)2 dùng chức năng Solve (gọi X là nồng độ mol của dung dịch HCl)
Bài tập 3 : Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,5 B. 17,8 C. 8,8 D. 24,8
KQ(X=1.4;L–R=0)
0.5´(14X+16)=
KQ=17.8
Bài tập 4 : Khi cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 22,99 gam chất tan. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của HCl trong dung dịch đã dùng là (Cho H = 1; O = 16;
Cl = 35,5; Ba = 137) A. 1,30M. B. 1,20M. C. 0,95M. D. 0,86M
0.1´(137+71)=20.88
KQ=20.88<22,99 ‘dư HCl dùng chức năng Solve (gọi X là nồng độ mol của dung dịch HCl)
KQ(X=1.3;L–R=0)
Hoặc tính trực tiếp
(0.1´1´2+(22.99–0.1´1´(137+71))¸36.5)¸0.2=
KQ=1.3
Bài tập 5 : Đốt cháy hoàn toàn 1,92 gam một ankanol thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 6,528 gam. Công thức của ankanol là :
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH
Gọi X là số nguyên tử C trong ankanol
KQ(X=3;L–R=0)
Bài tập 6 : Trộn 0,5 lít dd axit fomic (HCOOH) 0,2M với 0,5 lít dd HCl 2.10 M thu được dd A. Nếu hằng số phân li axit của HCOOH là KHCOOH = 1,8.10 thì giá trị pH của dung dịch A là:
A. 3,2 B. 3,6 C. 2,5 D. 2,3
KQ(X=3.6934682´10–3;L–R=0)
–log(10–3+X)=
KQ=2,3285.....
Bài tập 7 : Cho 8,97 gam kim loại kiềm M tan hết trong 150 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 15,655 gam hỗn hợp 2 chất rắn khan. M là :
A. Na B. Li C. K D. Cs
‘Dùng X thay cho M
0.15´(X+35.5)+(8.97¸X–0,15)´(X+17)=15.655
KQ(X=39;L–R=0)
Bài tập 8 : Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hoà có nồng độ 27,21%. Kim loại M là (Cho H = 1; O = 16; Mg = 24; S = 32; Fe = 56;
Cu = 64; Zn = 65) A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Mg.
Gọi X là kim loại cần tìm
(X+96)´100¸(X+34+98´100/20)=27.21
KQ(X=63.9928....;L–R=0)
Bài tập 9 : Cho Na dư vào một dung dịch cồn (C2H5OH + H2O), thấy khối lượng H2 bay ra bằng 3% khối lượng cồn đã dùng. Dung dịch cồn có C% là: (C=12; H=1; O=16)
A. 75,57% B. 72,57% C. 70,57% D. 68,57%
Giả sử ban đầu có 100 gam dung dịch cồn trong đó có X gam C2H5OH
KQ(X=75.571428....;L–R=0)
Bài tập 10 : Khi oxi hóa không hoàn toàn ancol no, đơn chức X trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 64,865% thu được xeton Y có phần trăm khối lượng cacbon bằng
A. 64,865%. B. 40,00%. C. 67,67%. D. 66,67%.
12X¸(14X+18)´100=64.865
KQ(X=4.000034....;L–R=0)
X´12´100¸(14X+16)=
KQ=66.66679....
Bài tập 11 : Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp X có khối lượng 12 gam gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là
A. 11,8. B. 10,08. C. 9,8. D. 8,8.
X¸56¸2´160=(12+2.24¸22.4´3¸2´16)
KQ(X=10.08;L–R=0)
Bài tập 12 : Ngâm một đinh sắt khối lượng 10 gam trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra rửa sạch, làm khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt bằng 10,8 gam. Nồng độ dung dịch CuSO4 là A. 0,05M. B. 0,0625M. C. 0,5M. D. 0,625M.
0.2X´(64–56)=10.8–10
KQ(X=0.5;L–R=0)
Bài tập 13 : Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, dư thì thu được 0,3 mol SO2. Giá trị của x là: A. 0,6 mol B. 0,4 mol C. 0,5 mol D. 0,7 mol
80X+0.15´80=63.2+0.3´16
KQ(X=0.7;L–R=0)
Bài tập 14 : Nung 35,532 gam muối nitrat của kim loại M đến khối lượng không đổi thu được 15,12 gam chất rắn và hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 21,6. Công thức của muối nitrat là :
A. Mg(NO3)2 B. Zn(NO3)2 C. Cu(NO3)2 D. AgNO3
35.532¸(X+62´2)=15.12¸(X+16)
KQ(X=64;L–R=0)
Bài tập 15 : Cho 0,1 mol este tạo bởi axit 2 lần axit và ancol 1 lần ancol tác dụng với NaOH thu được 6,4 gam ancol và 1 lượng muối (g) nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với lượng este). Khối lượng của muối là : A. 15,8 gam B. 25,6 gam C. 21,3 gam D. 13,4 gam
X+6,4=0,1´2´40+X´100¸113,56
KQ(X=13.3994....;L–R=0)
Bài tập 16 : Hòa tan hoàn toàn một khối lượng kim loại R hóa trị II vào dung dịch HCl 14,6 % vừa đủ được dung dịch muối có nồng độ 18,19 %. R là kim loại nào sau đây ?
A.Zn. B.Fe C.Mg. D.Ca
(X+71)¸(X+2´36.5´100¸14.6–2)=18.19¸100
KQ(X=23.94108....;L–R=0)
Bài tập 17 : Hỗn hợp A gồm hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết m gam A cần dùng 9,968 lít O2 (đktc). Cho hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình nước vôi tăng thêm 18,26 gam. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là:
A. C3H8, C4H10 B. C4H10, C5H12 C. C5H12, C6H14 D. C6H14, C7H16
(1.5X+0.5)¸(9.968¸22.4)=(62X+18)¸18.26
KQ(X=5.6;L–R=0)
Bài tập 18 : Một loại mỡ chứa 40% triolein, 20% tripanmitin và 40% tristearin. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam mỡ trên thu được 138 gam glixerol. Giá trị của m là :
A. 1,209 kg B. 1,304 kg C. 1,326 kg D. 1,335 kg
Gọi X là khối lượng (thay cho m)
Số mol chất béo bằng số mol glixerol :
0.4X¸((17´12+33+44)´3+41)+0.2X¸((15´12+31+44)´3+41)+0.4X¸((17´12+35+44)´3+41)=138¸92
KQ(X=1304.273145;L–R=0)
Bài tập 19 : Cho anken X đi qua 1 lượng dư dung dịch KMnO4 thu được kết tủa có khối lượng bằng 2,07 lần khối lượng X tham gia. Công thức phân tử của X là :
A. C2H4 B. C3H6 C. C4H8 D. C5H10
1¸(42X)=2.07¸(87´2)
KQ(X=2.001380262;L–R=0)
Bài tập 20 : Trộn V1 ml dung dịch HCl có pH=1,8 vào V2 ml dung dịch HCl có pH=3,6 thu được dung dịch có pH=3,0. Tỉ lệ V2:V1 là : A. 18,64 B. 19,83 C. 16,48 D. 15,84
(X´10–3,6+10–1,8)¸(X+1)=10–3,0
KQ(X=19.83....;L–R=0)
Bài tập 21 : Thêm m gam CuSO4.5H2O vào 360 gam dung dịch CuSO4 10% thu được dung dịch có nồng độ 16%. Giá trị của m là :
A. 90 gam B. 45 gam C. 75 gam D.30 gam
(X´160¸250+360´10¸100)¸(X+360)=16¸100
KQ(X=45;L–R=0)
Bài tập 22 : Cho biết độ tan của AgNO3 ở 60oC là 525 gam và ở 10oClà 170 gam. Khi làm lạnh 2500 gam dung dịch AgNO3 bão hòa ở 60oC xuống còn 10oC thì khối lượng AgNO3 kết tinh là:
A. 1420 gam B. 1320 gam C. 1520 gam D. 1220 gam
(2500´525¸625–X)¸(2500–X)=170¸270
KQ(X=1420;L–R=0)
Bài tập 23 : Hòa tan a gam CuSO4.5H2O vào b gam dung dịch CuSO4 8% thu được 560 gam dung dịch CuSO4 16%. Giá trị của a và b là
A. a = 48 và b = 8 B. a = 480 và b = 80 C. a = 80 và b = 480 D. a = 8 và b = 48
(X´160¸250+(560–X)´8¸100)=560´16¸100
KQ(X=80;L–R=0)
Bài tập 24 : Clorin là một loại tơ sợi tổng hợp được tạo ra do sự Clo hóa PVC. Một loại tơ Clorin có hàm lượng Clo là 63,964% (phần trăm khối lượng). Bao nhiêu đơn vị mắt xích PVC đã phản ứng được với 1 phân tử Cl2 để tạo ra loại tơ này?
A. 1 đơn vị mắt xích B. 2 đơn vị mắt xích C. 3 đơn vị mắt xích D. 4 đơn vị mắt xích
(X+1)´35.5´100¸(62.5X+34.5)=63.964
KQ(X=2.999....;L–R=0)
Bài tập 25 : Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10-14)
A. 0,15. B. 0,30. C. 0,03. D. 0,12.
X´0.1–0.1´0.1=0.2´10–2
KQ(X=0.12;L–R=0)