Bài 13 Một quả cầu nhỏ được gắn vào đầu một lò xo có độ cứng 80N/m để tạo thành một con lắc lò xo. Con lắc thực hiện 100 dao động hết 31,4 s.
a. Xác định khối lượng của quả cầu.
b. Viết phương trình dao động của quả cầu, biết rằng lúc t = 0 quả cầu có li độ 2 cm và đang chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ với vận tốc bằng 40 (cm/s).
Bài 14 Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox. Phương trình dao động là x = 10cos( πt - pi/6 ) cm.
1. Xác định các thời điểm mà vật đi qua vị trí cân bằng.
2. Xác định các thời điểm mà vật đi qua vị trí có li độ x = 5 cm.
Bài 15 Một chất điểm dao động dọc theo trục Ox. Phương trình dao động là x = 6cos20πt (cm, s)
1. Viết phương trình vận tốc, gia tốc của vật. Từ đó suy ra vận tốc và gia tốc cực đại của vật.
2. Tính vận tốc lúc vật qua vị trí có li độ x = 3 cm.
3. Tính vận tốc của vật vào thời điểm t = 1/80 s. Lúc này vật đang chuyển động theo chiều nào của trục tọa độ?
Bài 16 Một con lắc lò xo gồm một quả cầu nhỏ có m = 100g và lò xo có k = 40N/m được treo thẳng đứng. Kéo quả cầu theo phương thẳng đứng xuống dưới cách vị trí cân bằng 3 cm rồi thả cho nó dao động. Cho g = 10 m/s2.
1. Viết pt dao động của quả cầu. Chọn t = 0 là lúc bắt đầu thả cho dao động, chiều từ trên xuống là chiều dương.
2. Tính lực đàn hồi cực đại và cực tiểu tác dụng lên giá đỡ.
3. Tính lực hồi phục khi vật đang ở vị trí có x = 2 cm.
4. Tính lực đàn hồi tác dụng lên vật vào thời điểm t = (s).
Bài 17 Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 20 cm, độ cứng k = 100 N/m. Khối lượng lò xo không đáng kể. Một đầu cố định, còn đầu kia treo vật nặng m = 100 g. Cho vật dao động điều hòa thẳng đứng với biên độ A = 2 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính: 1. Độ giãn lò xo khi vật cân bằng.
2. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo khi vật dao động
.
Bài 18 Một vật có khối lượng m treo bằng một lò xo vào một điểm cố định O thì dao động với tần số 5 Hz, treo thêm một gia trọng m = 38 g thì tần số dao động là 4,5 Hz. Tính m và độ cứng của lò xo
.
Bài 19 Một lò xo có k = 10 N/m được gắn với quả cầu để làm con lắc. Con lắc dao động 27 chu kì hết 54 s. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản của không khí.
1. Xác định khối lượng quả cầu.
2. Viết pt dao động của quả cầu , biết biên độ dao động là 4 cm và thời điểm bắt đầu quan sát ( t = 0) là lúc quả cầu cách vị trí cân bằng + 2 cm và đang chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ.
3. Tính năng lượng dao động.
4. Tính động năng của vật lúc:
+)Vật qua vị trí có li độ 1 cm.
+)Vào thời điểm t = 1/6 s
5. Xác định tọa độ và thời điểm mà động năng nhỏ hơn thế năng 3 lần.
6. Khi năng lượng dao động tăng lên 2 lần so với ban đầu thì biên độ dao động của con lắc sẽ thay đổi như thế nào?
Bài 20 Một vật có khối lượng m = 1 kg dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T = 2s. Nó đi qua vị trí cân bằng với vận tốc 31,4 cm/s. Viết phương trình dao động của vật, chọn t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tính lực hồi phục tác dụng lên vật vào lúc t = 0,5s.
2. Một vật có khối lượng m dao động điều hòa với li độ x được biểu diễn trên hình vẽ. Cơ năng của vật là E = 250 J.
a. Viết phương trình dao động của vật.
b. Tìm biểu thức vận tốc.
c. Tìm khối lượng m của vật. Lấy .
Bài 21 Một vật A có khối lượng m1 = 1 kg nối với vật B có khối lượng m2 = 4,1kg
bằng một lò xo có độ cứng k = 625 N/m. Đặt hệ trên bàn như hình vẽ.
Kéo vật A ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn a = 1,6 cm rồi thả cho dao động.
Tính:
a. Chu kì dao động của vật A.
b. Vận tốc cực đại của nó trong quá trình dao động.
c. Lực tác dụng cực đại và cực tiểu lên mặt bàn.
Lấy g = 10 m/s2
Bài 22 Một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng 100 N/m, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật nặng
m = 400g. Kéo vật xuống dưới cách vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn cm và truyền vận tốc 10 cm/s. Bỏ qua ma sát.
a. Chứng minh vật dao động điều hoà.
b. Viết phương trình dao động của vật với điều kiện chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng, trục Ox hướng xuống, thời điểm ban đầu vật ở vị trí x = + 1 cm và chuyển động theo chiều dương Ox. Lấy .
c. Treo thêm vật có khối lượng m2, chu kì dao động của hai vật là 0,5s. Tìm chu kì dao động khi chỉ treo vật m2.
Bài 23
a. Một vật có khối lượng m treo vào một lò xo. Vật dao động điều hòa với tần số f1 = 6 Hz, khi treo thêm một gia trọng = 44g thì tần số dao động là f2 = 5 Hz. Tính khối lượng m và độ cứng k của lò xo.
b. Xét con lắc trên khi có thêm gia trọng. Ở thời điểm ban đầu vật có li độ -2cm ( so với chiều dương qui ước, lấy gốc ở vị trí cân bằng) và có Vận tốc 20π (cm/s) hướng về vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động của vật.Lấy g = 10
Bài 24 Một con lắc lò xo treo theo phương thẳng đứng có độ cứng k = 2,7 N/m, khối lượng quả nặng là m = 300 g.
a. Tính chu kì dao động điều hòa của con lắc.
b. Từ vị trí cân bằng O, ta kéo quả cầu xuống một đoạn x1 = 3 cm thả ra đồng thời cung cấp cho quả nặng vận tốc v1=12cm/s hướng về vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động điều hòa của quả nặng , chọn gốc thời gian tại vị trí cân bằng theo chiêù dương.
c. Khi quả nặng đi xuống đến vị trí cân bằng O, nó tách ra khỏi lò xo và rơi xuống mặt đất. Vận tốc tại điểm chạm đất là v2 = 4 m/s. Tính khoảng cách từ O đến mặt đất.
Bài 25 Treo quả cầu có khối lượng m vào lò xo có độ cứng k thì khi quả cầu đứng yên cân bằng lò xo dãn ra một đoạn = 4cm. Kéo quả cầu theo phương thẳng xuống dưới ( chọn chiều nầy là chiều dương) một đoạn nhỏ rồi buông không vận tốc đầu. Bỏ qua khối lượng lò xo và lực cản của môi trường. Lấy g = 10 m/s2 và = 10.
a. Tính chu kì dao động của quả cầu.
b. Viết phương trình dao động của quả cầu, biết rằng khi đi qua vị trí cân bằng vận tốc của quả cầu có độ lớn v = 31,4cm/s (Chọn gốc thời gian là lúc buông vật.)
c. Khi quả cầu cách vị trí cân bằng 1 cm thì vận tốc bằng bao nhiêu?
Bài 26 Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm một vật có khối lượng m = 100g và một lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng k = 40 N/m. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới cách vị trí cân bằng một đoạn 3 cm và thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Chọn gốc tọa độ O trùng với vị trí cân bằng, trục Ox có phương thẳng đứng, chiều dương là chiều vật bắt đầu chuyển động , gốc thời gian là lúc bắt đầu thả vật. Lấy g = 10 m/s2.
a. Viết phương trình dao động của vật.
b. Tính vận tốc cực đại của vật và cơ năng dao động của con lắc.
c. Tính lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật tại vị trí vật có li độ x = + 2 cm
Bài 30 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số góc ω. Dao động 1 có biên độ 300mm, có pha ban đầu bằng 0. Dao động thứ 2 có biên độ 77mm và có pha ban đầu là - pi/2. Dao động thứ 3 có biên độ là 250mm và có pha ban đầu là . Dùng phép vẽ Frexnel để viết phương trình của dao động tổng hợp.
Bài 31 Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương. Các phương trình dao động điều hoà là: x1 = 2cos(20πt + π/3) cm và x2 = 4cos( 20πt + π/4) cm.
a. Xác định chu kì, tần số của các dao động thành phần và độ lệch pha của hai dao động trên.
b. Xác định biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp.
c. Tính vận tốc cực đại của dao động tổng hợp.
Bài 32 Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số f = 50 Hz, có các biên độ là 2a và a (cm), các pha ban đầu tương ứng là π/3 và π.
a. Viết phương trình của hai dao động đó.
b. Vẽ trên cùng một giản đồ các véc tơ thành phần và véc tơ dao động tổng hợp.
SỐ LƯỢNG BÀI KHÁ NHIỀU NÊN CÁC BẠN CHỈ CẦN ĐƯA RA CÁC ĐÁP ÁN ĐỂ CÙNG ĐỐI CHIẾU,NHỮNG CÂU NÀO KHÓ THÌ SẼ CŨNG THẢO LUẬN VỚI NHAU,MONG CÁC BẠN CÓ THỂ CÙNG TUI LÀM HẾT SỐ BÀI TẬP NÀY