xsht .............
Tổng số bài gửi : 223 Điểm : 736 Được cảm ơn : 171 Tham gia ngày : 2010-12-13 Thực hiện nội quy :
| Subject: Re: Tỉ lệ chọi "cảnh báo" cho thí sinh biết điều gì? 16/6/2011, 6:10 pm | #2 |
| Số liệu hồ sơ dự tuyển chi tiết của nhiều trường ĐH thuộc ĐHQG HN, Luật TP.HCM, Sư phạm, Văn Hóa, Giao thông vận tải TP.HCM, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông...mới cập nhật để bạn tiện tham khảo
Càng gần tới thời điểm thi ĐH, CĐ, càng có nhiều trường ĐH, CĐ công bố tỷ lệ “chọi” của từng ngành cụ thể.
Đây là thông tin cần thiết, giúp thí sinh (TS) biết rõ về trường/ngành mình sẽ dự thi nhưng TS cũng cần bình tĩnh vì không phải lúc nào tỷ lệ “chọi” thấp cũng dễ trúng tuyển.
Theo thống kê vài năm gần đây, những trường ở nhóm đầu về chất lượng đào tạo ngày càng ít TS đăng ký dự thi (ĐKDT). Vì vậy, tỷ lệ “chọi” vào các trường này rất thấp. Chẳng hạn, năm ngoái trường ĐH Ngoại thương có khoảng 8.400 hồ sơ (HS) ĐKDT, chỉ tiêu vào trường là 3.000. Như vậy, tỷ lệ “chọi” chỉ là 1/2,8.
Cũng trong năm 2010, lượng hồ sơ đăng ký vào trường ĐH Bách khoa Hà Nội là 12.800, giảm 1.000 so với năm 2009. So với tổng chỉ tiêu 5.600 thì tỷ lệ “chọi” vào ĐH Bách khoa Hà Nội chỉ có 1/2,2. Số lượng HS ĐKDT vào Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông khu vực phía Bắc năm nay 5.500/1.850 chỉ tiêu, như vậy tỷ lệ “chọi” chỉ khoảng 1/2,9...
Với tỷ lệ "chọi" thấp như vậy nhưng năm nào các trường này cũng tuyển đầu vào với số điểm rất cao (khoảng 22 trở lên). Dự kiến tình hình cũng không thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm nay.
Bạn đừng quên nhé: Tỉ lệ "chọi" chỉ là thông tin tham khảo để giúp bạn có hình dung toàn cảnh trước khi bước vào kỳ thi chính thức, chuyện "thành, bại" trong mỗi kỳ thi phụ thuộc vào khả năng thực tế của bạn, nhu cầu và cả yếu tố may mắn nữa.
Chúc bạn ôn thi hiệu quả và bước vào mùa thi với tâm lý thoải mái, tự tin để gặt hái nhiều thành công!
Phía Bắc
ĐHQG Hà Nội công bố lượng hồ sơ ĐKDT vào trường kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 với tổng số 29.370 hồ sơ.
Với 5.500 chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy, tỉ lệ “chọi” trung bình của ĐHQGHN là 1/5,34.
Tính cụ thể các trường thành viên, trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) là đơn vị đào tạo có tỉ lệ chọi cao nhất. Tỷ lệ hồ sơ ĐKDT/chỉ tiêu của trường này là 4.510/430, tương đương tỷ lệ “chọi” khoảng 1/10,49.
Tiếp đó, là khoa Luật với tỷ lệ “chọi” 1/7,85 (tỷ lệ hồ sơ ĐKDT/chỉ tiêu là 2.354/300).
Với tổng lượng hồ sơ ĐKDT 8.792 trên 1.310 chỉ tiêu, trường ĐH Khoa học Tự nhiên đứng thứ 3 với tỷ lệ “chọi” 1/6,71.
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn có tỷ lệ “chọi” là 1/4,25 (tỷ lệ hồ sơ ĐKDT/chỉ tiêu là 5.950/1.400).
Cụ thể: Năm 2011, số lượng hồ sơ ĐKDT khối C vào Đại học Quốc gia Hà Nội là 6.537 hồ sơ, trong đó có 5.193 hồ sơ khối C đăng ký dự thi vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nếu tính cả số lượng hồ sơ 3 khối thi: A,C,D thì tổng cộng đã có 5.950 hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH KHXH&NV trong kỳ thi tuyển sinh năm 2011. Trong khi số lượng hồ sơ Khối C và D có giảm một chút so với năm 2010, thì số lượng hồ sơ ĐKDT khối A đã tăng gấp đôi với 330 hồ sơ ĐKDT.
Năm 2011, ngành Báo chí của Trường ĐHKH Xã hội và Nhân văn thu hút nhiều thí sinh đăng ký dự thi nhất với 1210 hồ sơ. Tiếp đến là các ngành học vốn được nhiều thí sinh quan tâm trong các kỳ thi tuyển sinh gần đây như Lưu trữ học và Quản trị văn phòng: 673 hồ sơ, Tâm lý học: 579 hồ sơ, Du lịch học: 519 hồ sơ, Khoa học Quản lý: 406 hồ sơ, Đông phương học: 401 hồ sơ, Công tác Xã hội: 382 hồ sơ...
Trường ĐH Ngoại ngữ có tỷ lệ “chọi” là 1/4,23 (tỷ lệ hồ sơ ĐKDT/chỉ tiêu là 5.071/1.200).
Trường ĐH Công nghệ có tỷ lệ “chọi” là 1/3,37 (tỷ lệ hồ sơ ĐKDT/chỉ tiêu là 1.885/560).
Trường ĐH Giáo dục là đơn vị đào tạo có tỉ lệ chọi thấp nhất ĐHQGHN với tỷ lệ “chọi” 1/ 2,69 (tỷ lệ hồ sơ ĐKDT/chỉ tiêu là 808/300)
Khối ngành Y - Dược, tỷ lệ cao nhất 1/18
Trường ĐH Y Hà Nội: 1/18 (18.720 HS/1.000 CT). Trường ĐH Y Thái Bình: 1/17 (12.000 HS/700 CT, trong đó khối A: 1.500 HS, khối B: 10.500 HS). Trường ĐH Y Hải Phòng: 1/15 (gần 10.000 HS/660 CT). ĐH Điều dưỡng Nam Định: 1/8 (5.500 HS/680 CT). Trường ĐH Dược: 1/4,5 (2.500 HS/550 CT).
Khối ngành kinh tế, tỷ lệ cao nhất 1/11
Trường ĐH Thương mại: 1/11 (39.000 HS/3.400 CT). Trường ĐH Kinh tế quốc dân: 1/5,1 (24.343 HS/4.750 CT). Học viện Ngân hàng: 1/6 (14.000 HS/2.300 CT, trong đó khối A: 19.086 HS, khối D: 5.275 HS). Học viện Tài chính: 1/5,4 (16.000 HS/3.080 CT). Trường ĐH Ngoại thương: 1/2,5 (8.734 HS/3.400 CT) trong đó, khối A: 4.343 HS, D1: 3.660 HS; D2: 122 HS; D3: 415 HS; D4: 122 HS; D6: 66 HS). Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: 1/6,3 (18.965 HS/3.000 CT).
Khối ngành Công - Nông - Lâm, tỷ lệ cao nhất 1/10
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: 1/10 (50.753 HS/5.000 CT, trong đó khối A: 18.183, khối B: 32.570). Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: 1/8,3 (71.800 HS/8.650 CT). Trường ĐH Lâm nghiệp: 1/6.8 (11.000 HS/1.600 CT).
Khối ngành Khoa học - Xã hội, tỷ lệ cao nhất 1/7
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1: 1/6,2 (17.000 HS/2.700 CT). Học viện Báo chí Tuyên truyền: 1/5,6 (8.500 HS/1.450 CT). Trường ĐH Văn hóa: 1/4,5 (5.000 HS/1.100 CT). Trường ĐH Luật: 1/6,9 (11.570 HS/1.800 CT, trong đó khối A: 4.452 HS; khối C: 4.348 HS; khối D: 2.779 HS). Học viện Ngoại giao: 1/7 (3.000 HS/450 CT). Học viện Hành chính quốc gia: 1/3,2 (4.949 HS/1.500 CT).
Khối ngành khoa học - kỹ thuật, tỷ lệ cao nhất 1/5,6
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: 1/2,7 (16.000 HS/5.800 CT). Trường ĐH Mỏ - Địa chất: 1/4,5 (16.000 HS/3.800 CT). Trường ĐH Giao thông vận tải: 1/4,5 (18.000 HS/4.000 CT). Trường ĐH Xây dựng: 1/4,4 (12.447 HS/2.800 CT). Trường ĐH Điện lực: 1/5,6 (11.800 HS/ 2.100 CT). ĐH Hàng hải Hải Phòng: 1/4,6 (14.500 HS/3.100 CT). Trường ĐH Thủy lợi: 1/4,8 (14.203 HS/2.915 CT). Học viện Bưu chính - Viễn thông: 1/2 (5.500 HS/2.650 CT).
Toàn cảnh mùa thi 2011Phía Nam
Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông: Cơ sở tại TP.HCM các ngành bậc ĐH gồm: Kỹ thuật điện tử, truyền thông (Điện tử viễn thông): 1/2,3 (414 HS/180 CT); Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử: 1/1,07 (75 HS/70 CT); Công nghệ thông tin: 1/1,9 (380 HS/200 CT); Quản trị kinh doanh: 1/3,5 (417 HS/130 CT); Kế toán: 1/3,8 (249 HS/70 CT).
Trường CĐ Tài chính Hải quan: Tổng số HS nhận được là 25.611. Tỷ lệ chọi từng ngành: Tài chính ngân hàng: 1/20,52 (11.291 HS/550 CT); Kế toán: 1/10,19 (5.095 HS/500 CT); Hệ thống thông tin quản lý: 1/9,11 (911 HS/100 CT); Quản trị kinh doanh: 1/19,22 (5.768 HS/300 CT); Kinh doanh thương mại: 1/16,97 (2.546 HS/150 CT).
Trường CĐ Bách Việt: Tổng số 6.875 HS. Tỷ lệ chọi từng ngành: Thiết kế thời trang: 1/3,7 (185 HS/50 CT); Công nghệ thực phẩm: 1/5,34 (534 HS/100 CT); Kế toán: 1/4,62 (693 HS/150 CT); Quản trị kinh doanh: 1/8,33 (2.501 HS/300 CT); Thư ký văn phòng: 1/4,20 (420 HS/100 CT); Thiết kế đồ họa: 1/4,42 (221 HS/50 CT); Truyền thông - Mạng - Máy tính: 2,8 (140 HS/50 CT); Công nghệ kỹ thuật xây dựng: 1/2,56 (256 HS/100 CT); Tài chính ngân hàng: 1/6,30; Tiếng Anh thương mại: 1/3,28 (328 HS/100 CT); Thiết kế nội thất: 1/4,7(235 HS/50 CT); Tin học ứng dụng: 1/2,02 (101 HS/50 CT).
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận được 17.862 hồ sơ (HS). Tỷ lệ “chọi” cụ thể các ngành như sau: Các ngành đào tạo sư phạm gồm: SP Toán học: 1/9,2 (1.377 HS/150 CT); SP Vật lý: 1/7,2 (863 HS/120 CT); SP Tin học: 1/2,6 (257 HS/100 CT); SP Hóa học: 1/8,3 (994 HS/120 CT); SP Sinh học: 1/10,8 (1.082 HS/100 CT); SP Ngữ văn: 1/9,1 (1.365 HS/150 CT); SP Lịch sử: 1/4,4 (527 HS/120 CT); SP Địa lý: 1/6,4 (766 HS/120 CT); Giáo dục chính trị: 1/1,2 (122 HS/100 CT); Quản lý giáo dục: 1/4,6 (275 HS/60 CT); SP Lịch sử (Sử - Giáo dục quốc phòng): 1/1,2 (72 HS/60 CT); SP Tiếng Anh: 1/7,8 (940 HS/120 CT); SP Tiếng Anh (SP Song ngữ Nga - Anh): 1/0,6 (24 HS/40 CT); SP Tiếng Pháp: 1/0,9 (37 HS/40 CT); SP Tiếng Trung Quốc: 1/1,1 (45 HS/40 CT); Giáo dục tiểu học: 1/25,1 (3.260 HS/130 CT); Giáo dục mầm non: 1/10 (1.302 HS/130 CT); Giáo dục thể chất: 1/3,4 (442 HS/130 CT); Giáo dục đặc biệt: 1/2,1 (82 HS/40 CT). Các ngành ngoài sư phạm gồm: Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh thương mại, Tiếng Anh biên phiên dịch): 1/3,9 (549 HS/140 CT); Ngôn ngữ Nga (Nga - Anh): 1/0,2 (8 HS/50 CT); Ngôn ngữ Pháp (Tiếng Pháp du lịch, Tiếng Pháp biên phiên dịch): 1/1,1 (54 HS/50 CT); Ngôn ngữ Trung Quốc: 1/0,8 (93 HS/110 CT); Ngôn ngữ Nhật (Tiếng Nhật biên phiên dịch): 1/1,1 (108 HS/100 CT); Công nghệ thông tin: 1/1,4 (207 HS/150 CT); Vật lý học (Vật lý nguyên tử, Vật lý hạt nhân): 1/0,8 (84 HS/110 CT); Hóa học (hóa vô cơ, hóa hữu cơ): 1/3,2 (387 HS/120 CT); Văn học (ngôn ngữ học, văn học): 1/0,98 (98 HS/100 CT); Việt Nam học (văn hóa du lịch): 1/2,7 (164 HS/60 CT); Quốc tế học: 1/4,4 (262 HS/60 CT); Tâm lý học: 1/3,3 (261 HS/80 CT).
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) có tỷ lệ “chọi” các ngành cụ thể như sau: Văn học và ngôn ngữ: 1/2,9 (587 HS/200 CT); Báo chí và truyền thông: 1/9,8 (1270 HS/130 CT); Lịch sử: 1/1,2 (202 HS/170 CT); Nhân học: 1/1,5 (92 HS/60 CT); Triết học: 1/1,3 (150 HS/120 CT); Địa lý: 1/3,6 (470 HS/130 CT); Xã hội học: 1/3,4 (604 HS/180 CT); Thư viện thông tin: 1/1,5 (176 HS/120 CT); Đông phương học: 1/3,5 (490 HS/140 CT); Giáo dục học: 1/0,98 (118 HS/120 CT); Lưu trữ học: 1/2 (122 HS/60 CT); Văn hóa học: 1/2,4 (168 HS/70 CT); Công tác xã hội: 1/6,3 (440 HS/70 CT); Tâm lý học: 1/13,7 (959 HS/70 CT); Đô thị học: 1/4,1 (286 HS/70 CT); Du lịch: 1/5,8 (524 HS/90 CT); Nhật Bản học: 1/4,3 (387 HS/90 CT); Hàn Quốc học: 1/5,5 (497 HS/90 CT); Ngữ văn Anh: 1/3,5 (938 HS/270 CT); Song ngữ Nga - Anh: 1/2,6 (179 HS/70 CT); Ngữ văn Pháp: 1/1,7 (149 HS/90 CT); Ngữ văn Trung Quốc: 1/2,8 (358 HS/130 CT); Ngữ văn Đức: 1/1,6 (79 HS/50 CT); Quan hệ quốc tế: 1/4,5 (714 HS/160 CT); Ngữ văn Tây Ban Nha: 1/1,3 (66 HS/50 CT).
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM nhận được 1.763 HS, tỷ lệ “chọi” các ngành cụ thể như sau: Khoa học thư viện: 1/2,8 (275 HS/100 CT); Bảo tàng học (quản lý di sản văn hóa, bảo tồn bảo tàng, bảo quản hiện vật): 1/0,7 (54 HS/80 CT); Văn hóa du lịch (hướng dẫn du lịch, thiết kế và điều hành chương trình du lịch, quản lý du lịch): 1/3,95 (948 HS/240 CT); Kinh doanh xuất bản phẩm: 1/0,99 (149 HS/150 CT); Quản lý văn hóa: 1/1,29 (103 HS/80 CT); Quản lý hoạt động âm nhạc: 1/3,3 (98 HS/30 CT); Quản lý hoạt động sân khấu: 1/0,9 (27 HS/30 CT); Quản lý hoạt động mỹ thuật: 1/0,08 (5 HS/60 CT); Đạo diễn sự kiện văn hóa: 1/0,4 (26 HS/60 CT); Nghệ thuật dẫn chương trình: 1/0,7 (28 HS/40 CT); Văn hóa dân tộc thiểu số VN: 1/0,5 (26 HS/50 CT); Văn hóa học: 1/0,48 (24 HS/50 CT).
Trường ĐH Luật TP.HCM nhận được 12.081 HS với 1.700 CT. Tỷ lệ “chọi” các ngành cụ thể gồm: Luật thương mại: 1/7,7 (2.312 HS/300 CT); Luật dân sự: 1/11,2 (3.368 HS/300 CT); Luật hình sự: 1/7,1 (2.128 HS/300 CT); Luật hành chính: 1/4,8 (1.444 HS/300 CT); Luật quốc tế: 1/4,98 (1.496 HS/300 CT); Quản trị kinh doanh: 1/6,7 (1.333 HS/200 CT).
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nhận được 7.020 HS thi vào trường với 1.075 CT cho cả 3 cơ sở đào tạo (tại TP.HCM, Cần Thơ và Đà Lạt). Cụ thể tỷ lệ “chọi” các ngành như sau: Kiến trúc: 1/10 (2.508 HS/250 CT); Quy hoạch vùng và đô thị: 1/3,2 (243 HS/75 CT); Kỹ thuật xây dựng: 1/4,5 (1.561 HS/350 CT); Kỹ thuật đô thị: 1/2,1 (158 HS/75 CT); nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng (Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang): 1/6,2 (1.230 HS/200 CT); Thiết kế nội - ngoại thất: 1/10,6 (1.320 HS/125 CT).
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM nhận được 16.331 HS, với 2.250 CT cho cả bậc ĐH và CĐ. Theo đó, tỷ lệ “chọi” theo ngành của bậc ĐH gồm: Ngành Khoa học hàng hải, gồm các chuyên ngành: Điều khiển tàu biển: 1/5,7 (1.088 HS/190 CT); Vận hành khai thác máy tàu thủy: 1/2,9 (428 HS/150 CT). Nhóm ngành Kỹ thuật điện - điện tử - viễn thông gồm: ngành Kỹ thuật điện, điện tử gồm các chuyên ngành: Điện và tự động tàu thủy: 1/2,5 (150 HS/60 CT); Điện công nghiệp: 1/6,7 (538 HS/80 CT); ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông (chuyên ngành Điện tử - Viễn thông): 1/6,4 (515 HS/80 CT); ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp): 1/5,7 (459 HS/80 CT); ngành Truyền thông và mạng máy tính: 1/2,4 (165 HS/70 CT). Ngành Kỹ thuật tàu thủy gồm các chuyên ngành: Thiết kế thân tàu thủy: 1/2,6 (158 HS/60 CT); Công nghệ đóng tàu thủy: 1/6,9 (412 HS/60 CT); Thiết bị năng lượng tàu thủy: 1/2,9 (162 HS/55 CT); Kỹ thuật công trình ngoài khơi: 1/1,6 (86 HS/55 CT). Ngành Kỹ thuật cơ khí gồm các chuyên ngành: Cơ giới hóa xếp dỡ: 1/2,2 (155 HS/70 CT); Cơ khí ô tô: 1/13 (1813 HS/140 CT); Máy xây dựng: 1/2,1 (145 HS/70 CT). Nhóm ngành Xây dựng: ngành Kỹ thuật công trình xây dựng (chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp): 1/14,6 (2.196 HS/150 CT); ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông gồm các chuyên ngành: Xây dựng công trình thủy: 1/3,3 (267 HS/80 CT); Xây dựng cầu đường: 1/13,8 (2.354 HS/170 CT); Quy hoạch giao thông: 1/7,4 (520 HS/70 CT); Xây dựng đường sắt - metro: 1/6,9 (486 HS/70 CT); ngành Công nghệ thông tin: 1/6,1 (729 HS/120 CT). Nhóm ngành Kinh tế gồm: ngành Kinh tế vận tải (chuyên ngành Kinh tế vận tải biển): 1/9,8 (1.562 HS/160 CT); ngành Kinh tế xây dựng: 1/6,9 (900 HS/130 CT); ngành Khai thác vận tải (chuyên ngành Quản trị logistic và vận tải đa phương tiện): 1/7,7 (618 HS/80 CT).
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận được 23.000 HS với 4.000 CT, tỷ lệ “chọi” của trường là 1/5,7. Trường có chung điểm trúng tuyển vào cho tất cả các ngành.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhận được tất cả 34.207 hồ sơ NV1 với 2.710 chỉ tiêu hệ ĐH, tỷ lệ chọi cụ thể: Khoa học máy tính: 1/8,6 (1.725 hồ sơ /100 chỉ tiêu), Toán ứng dụng: 1/0,92 (46 HS/50 CT), Kỹ thuật điện tử: 1/5,8 (1.399 HS/240CT), Bảo hộ lao động: 1/9 (631 HS/70 CT), Kỹ thuật công trình xây dựng: 1/17 (2.045 HS/120 CT), Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: 1/7 (636 HS/90 CT), Công nghệ kỹ thuật môi trường: 1/12 (858 HS/70 CT), Quy hoạch vùng và đô thị: 1/7 (493 HS/70 CT), Kỹ thuật hóa học: 1/4,7 (374 HS/70 CT), Khoa học môi trường: 1/14,5 (1.157 HS/80 CT), Công nghệ sinh học: 1/14,4 (1.444 HS/100 CT), Tài chính ngân hàng: 1/25 (4.987 HS/200 CT), Kế toán: 1/12 (2.386 HS/200 CT), Quản trị kinh doanh: 1/25 (2.997 HS/120 CT), QTKD quốc tế: 1/6,9 (827 HS/120 CT), QTKD nhà hàng khách sạn: 1/29 (2.895 HS/100 CT), Quan hệ lao động: 1/6,7 (403 HS/60 CT), Xã hội học: 1/3,7 (223 HS/60 CT), Việt Nam học: 1/10,8 (1.080 HS/100 CT), Ngôn ngữ Anh: 1/5,4 (752 HS/140 CT), Tiếng Trung: 1/1,6 (96 HS/60 CT), Trung - Anh: 1/4,7 (283 HS/60 CT), Thiết kế công nghiệp: 1/3,2 (638 HS/200 CT). Các ngành đào tạo CĐ: Tin học ứng dụng: 1/0,9 (53 HS/60 CT), Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử: 1/0,7 (33 HS/50 CT), Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông: 1/0,5 (121 HS/50 CT), Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng: 1/1,7 (121 HS/70 CT), Kế toán: 1/1,5 (151 HS/100 CT), Quản trị kinh doanh: 1/2,7 (269 HS/100 CT), Tài chính ngân hàng: 1/2,8 (337 HS/120 CT), Tiếng Anh: 1/0,5 (33 HS/70 CT).
Trường ĐH Cần Thơ: có 6.500 chỉ tiêu (CT) tuyển sinh bậc ĐH và số HS đăng ký dự thi vào trường là 67.074 HS. Ngày 12.5, nhà trường đã công bố tỷ lệ “chọi” tuyển sinh. Theo đó, các ngành đào tạo tại trường: Sư phạm (SP) Toán học: 1/10 (577 HS/60 CT); SP Toán - Tin học: 1/7 (419 HS/60 CT); Toán ứng dụng: 1/3 (180 HS/60 CT); SP Vật lý: 1/3 (194 HS/60 CT); SP Vật lý - Tin học: 1/4 (210 HS/60 CT); SP Vật lý - Công nghệ: 1/3 (164 HS/60 CT); Giáo dục tiểu học: 1/22 (1.305 HS/60 CT); Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế tạo máy): 1/12 (976 HS/80 CT); Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí chế biến): 1/3 (193 HS/60 CT); Kỹ thuật cơ khí (Cơ khí giao thông): 1/5 (308 HS/60 CT); Kỹ thuật công trình xây dựng: 1/5 (382 HS/80 CT); Kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp): 1/18 (1.796 HS/100 CT); Kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng cầu đường): 1/12 (921 HS/80 CT); Kỹ thuật môi trường: 1/11 (873 HS/80 CT); Kỹ thuật điện tử, truyền thông: 1/11 (658 HS/60 CT); Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: 1/2 (99 HS/60 CT); Kỹ thuật điện, điện tử (Kỹ thuật điện): 1/16 (1.411 HS/90 CT); Kỹ thuật cơ điện tử: 1/6 (517 HS/80 CT); Quản lý công nghiệp: 1/9 (737 HS/80 CT); Hệ thống thông tin: 1/4 (254 HS/60 CT); Kỹ thuật phần mềm: 1/11 (918 HS/80 CT); Truyền thông và mạng máy tính: 1/12 (990 HS/80 CT); Khoa học máy tính: 1/2 (131 HS/60 CT); Tin học ứng dụng: 1/9 (528 HS/60 CT); Công nghệ thực phẩm: 1/23 (1.844 HS/80 CT); Chế biến thủy sản: 1/14 (1.154 HS/80 CT); SP Hóa học: 1/9 (538 HS/60 CT); Hóa học: 1/17 (995 HS/60 CT); Hóa học (Hóa dược): 1/18 (1.052 HS/60 CT); Kỹ thuật hóa học: 1/3 (264 HS/80 CT); SP Sinh học: 1/8 (485 HS/60 CT); SP Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp: 1/4 (253 HS/60 CT); Sinh học: 1/5 (323 HS/60 CT); Sinh học (Vi sinh vật học): 1/8 (398 HS/50 CT); Công nghệ sinh học: 1/19 (1.669 HS/90 CT); Chăn nuôi: 1/3 (323 HS/100 CT); Thú y: 1/9 (939 HS/100 CT); Nuôi trồng thủy sản: 1/17 (1.386 HS/80 CT); Bệnh học thủy sản: 1/6 (284 HS/50 CT); Nuôi và bảo tồn sinh vật biển: 1/3 (159 HS/50 CT); Khoa học cây trồng: 1/4 (613 HS/150 CT); Nông học: 1/13 (1.005 HS/80 CT); Công nghệ rau hoa quả và cảnh quan: 1/5 (283 HS/60 CT); Bảo vệ thực vật: 1/15 (1.204 HS/80 CT); Khoa học môi trường: 1/26 (1.320 HS/50 CT); Quản lý tài nguyên và môi trường: 1/37 (1.851 HS/50 CT); Khoa học đất: 1/5 (390 HS/80 CT); Kinh tế: 1/12 (950 HS/80 CT); Kế toán: 1/26 (3.172 HS/120 CT); Kế toán- Kiểm toán: 1/12 (957 HS/80 CT); Tài chính: 1/24 (4.793 HS/200 CT); Quản trị kinh doanh: 1/38 (3.061 HS/80 CT); Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: 1/14 (836 HS/60 CT); Marketing: 1/9 (518 HS/60 CT); Kinh doanh thương mại: 1/4 (218 HS/60 CT); Kinh tế nông nghiệp: 1/17 (1.743 HS/100 CT); Kinh tế thủy sản: 1/16 (1.241 HS/80 CT); Kinh tế tài nguyên - Môi trường: 1/13 (1.058 HS/80 CT); Kinh doanh quốc tế: 1/3 (455 HS/140 CT); Phát triển nông thôn: 1/13 (774 HS/60 CT); Quản lý đất đai: 1/16 (1.301 HS/80 CT); Quản lý nguồn lợi thủy sản: 1/4 (257 HS/60 CT); Luật: 1/13 (4.021 HS/300 CT); SP Ngữ văn: 1/8 (498 HS/60 CT); Văn học: 1/8 (630 HS/80 CT); SP Lịch sử: 1/6 (344 HS/60 CT); SP Địa lý: 1/5 (314 HS/60 CT); Giáo dục công dân: 1/5 (368 HS/80 CT); Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch): 1/12 (925 HS/80 CT); SP Tiếng Anh: 1/7 (541 HS/80 CT); SP Tiếng Pháp: 1/1 (29 HS/35 CT); Ngôn ngữ Anh: 1/6 (688 HS/120 CT); Phiên dịch - Biên dịch tiếng Anh: 1/5 (431 HS/80 CT); Thông tin học: 1/3 (203 HS/60 CT); Ngôn ngữ Pháp: 1/2 (55 HS/35 CT); Giáo dục thể chất: 1/8 (638 HS/80 CT). Những ngành đào tạo tại khu Hòa An (tỉnh Hậu Giang): Kỹ thuật công trình xây dựng (Xây dựng dân dụng và công nghiệp): 1/4 (221 HS/60 CT); Kế toán: 1/5 (294 HS/60 CT); Tài chính - Ngân hàng: 1/8 (808 HS/100 CT); Kinh doanh quốc tế: 1/3 (202 HS/60 CT); Luật: 1/6 (972 HS/160 CT); Ngôn ngữ Anh: 1/1 (86 HS/60 CT).
Trường ĐH An Giang Bậc ĐH, ngành Bảo vệ thực vật (khối A, B) có tỷ lệ chọi cao nhất: 1/20,7 (100 chỉ tiêu/2.074 hồ sơ), kế đến là các ngành Tài chính - Ngân hàng (A, D1) 1/8,8 (150/1.324), Công nghệ thực phẩm (A) 1/8,2 (90/740), Phát triển nông thôn (A, B) 1/8,1 (50/407), Việt Nam học (A, D1) 1/7,7 (50/384), Kế toán doanh nghiệp (A, D1) 1/7,6 (100/762), Quản trị kinh doanh (A, D1) 1/7,2 (150/1.083), Kế toán kiểm toán (A, D1) 1/6,4 (50/321), Tài chính doanh nghiệp (A, D1) 1/6,1 (50/306), Công nghệ sinh học (B) 1/6,1 (90/551), Công nghệ thông tin (A, D1) 1/5,7 (100/567), Công nghệ kỹ thuật môi trường (A) 1/4,2 (50/210), Kinh tế quốc tế (A, D1) 1/3,9 (50/194), Giáo dục tiểu học (A, C, D1) 1/3,8 (150/573), Giáo dục thể chất (T) 1/3,1 (50/155), Luật kinh doanh (A, D1) 1/3,1 (50/154), Nuôi trồng thủy sản (B) 1/3 (90/269), Quản lý tài nguyên rừng và môi trường (B) 1/2,6 (100/264), Ngôn ngữ Anh (D1) 1/2,6 (40/102)… Tỷ lệ bình quân chung của 35 ngành ĐH là 1/5,1 (2.300/11.636). 7 ngành CĐ có tổng chỉ tiêu 590 nhưng lượng hồ sơ đăng ký là 564. Ở bậc CĐ tỷ lệ chọi bình quân chung chưa vượt qua con số 1/1.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM có số hồ sơ (HS) ĐKDT vào trường là 26.712 HS (tăng hơn 4.000 bộ so với năm 2010), với tổng chỉ tiêu (CT) là 1.610. Trong đó, tỷ lệ “chọi” từng ngành cụ thể như sau: Các ngành đào tạo ĐH gồm: Bác sĩ đa khoa: 1/12,2 (6.114 HS/500 CT); Bác sĩ răng hàm mặt: 1/8,9 (1.156 HS/130 CT); Dược sĩ đại học: 1/21,6 (6.488 HS/300 CT); Bác sĩ y học cổ truyền: 1/11,5 (1.723 HS/150 CT); Bác sĩ y học dự phòng: 1/11,9 (1.194 HS/ 100 CT). Các ngành đào tạo cử nhân (học 4 năm) gồm: Điều dưỡng: 1/30 (3.615 HS/120 CT); Y tế công cộng: 1/11,4 (686 HS/60 CT); Xét nghiệm: 1/22,8 (1.367 HS/60 CT); Vật lý trị liệu: 1/17,6 (527 HS/30 CT); Kỹ thuật hình ảnh: 1/18,6 (559 HS/30 CT); Kỹ thuật phục hình răng: 1/19,2 (576 HS/30 CT); Hộ sinh: 1/11,2 (673 HS/60 CT); Gây mê hồi sức: 1/21,7 (866 HS/40 CT).
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã nhận được 11.848 HS ĐKDT vào bậc ĐH của trường. Tỷ lệ “chọi” từng ngành cụ thể gồm: Công nghệ thông tin (Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính): 1/3,25 (1.071 HS/330 CT); nhóm ngành Điện - Điện tử (điện năng - kỹ thuật điện, tự động hóa và điều khiển, điện tử - viễn thông): 1/2,65 (1.746 HS/660 CT); nhóm ngành Cơ khí - Cơ điện tử (cơ điện tử, kỹ thuật chế tạo, kỹ thuật thiết kế, kỹ thuật nhiệt lạnh, kỹ thuật máy xây dựng và nâng chuyển): 1/2,98 (1.488 HS/500 CT); Kỹ thuật dệt may: 1/3,89 (272 HS/70 CT); nhóm ngành Công nghệ hóa - Thực phẩm - Sinh học (kỹ thuật hóa, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học): 1/3,02 (1.300 HS/430 CT); nhóm ngành Xây dựng (xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu đường, cảng và công trình biển, xây dựng công trình thủy - cấp thoát nước): 1/3,29 (1.712 HS/520 CT); Kỹ thuật địa chất - dầu khí (địa chất dầu khí, công nghệ khoan và khai thác dầu khí, địa kỹ thuật, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường): 1/5,12 (768 HS/150 CT); Quản lý công nghiệp (Quản lý công nghiệp, Quản trị kinh doanh): 1/4,48 (717 HS/160 CT); Kỹ thuật và quản lý môi trường (Kỹ thuật môi trường, Quản lý công nghệ môi trường): 1/3,09 (495 HS/160 CT); Kỹ thuật giao thông (hàng không, ô tô, tàu thủy): 1/2,13 (384 HS/180 CT); Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: 1/2,15 (172 HS/80 CT); Kỹ thuật vật liệu (vật liệu polymer, silicat, kim loại): 1/1,34 (267 HS/200 CT); Trắc địa (Trắc địa, Địa chính, GIS - hệ thống thông tin địa lý): 1/2,6 (234 HS/90 CT); Vật liệu và cấu kiện xây dựng: 1/2,1 (168 HS/80 CT); Vật lý kỹ thuật - Cơ kỹ thuật (Kỹ thuật y sinh, Kỹ thuật laser, cơ kỹ thuật): 1/1,97 (295 HS/150 CT); Kiến trúc (Kiến trúc dân dụng và công nghiệp): 1/18,98 (759 HS/40 CT).
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận được 9.217 HS với 1.660 CT, tỷ lệ “chọi” cụ thể các ngành như sau: Kinh tế học: 1/5,2 (515 HS/100 CT); Kinh tế đối ngoại: 1/5,97 (1.433 HS/240 CT); Kinh tế và quản lý công: 1/5,3 (528 HS/100 CT); Tài chính ngân hàng: 1/4,5 (1.082 HS/240 CT); Kế toán - Kiểm toán: 1/6,1 (1.474 HS/240 CT); Hệ thống thông tin quản lý: 1/1,6 (155 HS/100 CT); Quản trị kinh doanh: 1/5,5 (1.329 HS/240 CT); Luật Kinh doanh: 1/7,9 (783 HS/100 CT); Luật Thương mại quốc tế: 1/7,3 (733 HS/100 CT); Luật Dân sự: 1/3,5 (353 HS/100 CT); Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán: 1/7,05 (705 HS/100 CT).
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận được 3.408 HS (tăng 14% so với năm 2010). Trong đó, cụ thể tỷ lệ “chọi” theo ngành của chương trình do trường ĐH Quốc tế cấp bằng như sau: Công nghệ thông tin: 1/1,84 (129 HS/70 CT); Điện tử - Viễn thông: 1/1,1 (68 HS/60 CT); Khoa học máy tính: 1/0,5 (9 HS/20 CT); Kỹ thuật y sinh: 1/3,4 (136 HS/40 CT); Công nghệ sinh học: 1/2,7 (295 HS/110 CT); Quản lý nguồn lợi thủy sản: 1/0,6 (11 HS/20 CT); Công nghệ thực phẩm: 1/5,1 (202 HS/40 CT); Kỹ thuật hệ thống công nghiệp: 1/0,9 (34 HS/40 CT); Quản trị kinh doanh: 1/4,5 (1.130 HS/250 CT); Tài chính ngân hàng: 1/5,2 (620 HS/120 CT); Kỹ thuật xây dựng: 1/0,9 (27 HS/30 CT).
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã nhận được 14.012 HS ĐKDT vào bậc ĐH. Tỷ lệ “chọi” cụ thể từng ngành như sau: Toán - Tin học (giải tích, đại số, giải tích số, tin học ứng dụng, toán kinh tế, thống kê, toán cơ, phương pháp toán trong tin học, tài chính định lượng): 1/1,97 (592 HS/300 CT); Vật lý (Vật lý lý thuyết, Vật lý chất rắn, Vật lý điện tử, Vật lý ứng dụng, Vật lý hạt nhân, Vật lý trái đất, Vật lý - tin học, Vật lý môi trường): 1/2,7 (687 HS/250 CT); Điện tử - Viễn thông (điện tử nano, máy tính và mạng, viễn thông, điện tử y sinh): 1/2,4 (486 HS/200 CT); Nhóm ngành Công nghệ thông tin (mạng máy tính và viễn thông, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin): 1/2,7 (1.509 HS/550 CT); Hải dương học - khí tượng - thủy văn (Hải dương học vật lý, Hải dương học toán tin, hải dương học hóa sinh, Hải dương học kỹ thuật kinh tế, Khí tượng và thủy văn): 1/7,95 (795 HS/100 CT); Hóa học (hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa phân tích, hóa lý): 1/3 (752 HS/250 CT); Địa chất (Địa chất dầu khí, Địa chất công trình - thủy văn, Điều tra khoáng sản, Địa chất môi trường): 1/1,8 (1.829 HS/150 CT); Khoa học môi trường (Khoa học môi trường, Tài nguyên môi trường, Quản lý môi trường, Tin học môi trường, môi trường và tài nguyên biển): 1/11,1 (1.668 HS/150 CT); Công nghệ môi trường: 1/11,9 (1.424 HS/120 CT); Khoa học vật liệu (Vật liệu màng mỏng, Vật liệu polymer, vật liệu từ và y sinh): 1/5 (899 HS/180 CT); Sinh học (tài nguyên môi trường, Sinh học thực vật, Sinh học động vật, Vi sinh sinh hóa): 1/3,3 (979 HS/300 CT); Công nghệ sinh học (Sinh học y dược, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học công nghiệp, Sinh tin học): 1/12 (2.392 HS/200 CT).
ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Bách khoa nhận được 15.111 HS thi vào trường với 2.930 CT, cụ thể các ngành: Cơ khí chế tạo: 1/3,4 (821 HS/ 240 CT); Điện kỹ thuật: 1/4,8 (1.449 HS/300 CT); Điện tử - Viễn thông: 1/3,9 (949 HS/240 CT); Xây dựng dân dụng và công nghiệp: 1/8,5 (2.046 HS/240 CT); Xây dựng công trình thủy: 1/0,9 (108 HS/120 CT); Xây dựng cầu đường: 1/10,5 (2.521 HS/240 CT); Công nghệ nhiệt - Điện lạnh: 1/4,1 (248 HS/60 CT); Cơ khí động lực (Ô tô và máy động lực công trình, Động cơ đốt trong, Cơ khí tàu thuyền): 1/2,9 (437 HS/150 CT); Công nghệ thông tin: 1/7,6 (1.823 HS/240 CT); Sư phạm Kỹ thuật điện tử - Tin học: 1/0,7 (44 HS/60 CT) ; Cơ - Điện tử: 1/3,8 (453 HS/120 CT); Công nghệ môi trường: 1/6,3 (313 HS/50 CT); Kiến trúc: 1/16,9 (1.011 HS/60 CT); Vật liệu và cấu kiện xây dựng 1/0,5 (31 HS/60 CT); Tin học xây dựng: 1/1,2 (73 HS/60 CT); Kỹ thuật tàu thủy: 1/1,2 (74 HS/60 CT); Kỹ thuật năng lượng và Môi trường: 1/1,2 (73 HS/60 CT); Quản lý môi trường: 1/5,6 (282 HS/50 CT); Quản lý công nghiệp: 1/1,4 (82 HS/60 CT); Công nghệ hóa thực phẩm: 1/5,2 (519 HS/100 CT); Công nghệ hóa dầu và khí: 1/5,6 (336 HS/60 CT); Công nghệ vật liệu (silicat, polyme) 1/0,5 (63 HS/120 HS); Công nghệ sinh học 1/3,5 (211 HS/60 CT); Kinh tế Xây dựng và Quản lý dự án: 1/9,5 (1.144 HS/120 CT).
Trường ĐH Kinh tế: nhận được 16.413 HS thi vào trường với 2.060 CT. Cụ thể ngành: Kế toán: 1/16,1 (3.856 HS/240 CT); Quản trị kinh doanh tổng quát: 1/12,5 (2.505 HS/200 CT); Quản trị Kinh doanh du lịch và dịch vụ: 1/11,8 (1.776 HS/150 CT); Quản trị kinh doanh thương mại: 1/7,4 (816 HS/110 CT); Ngoại thương: 1/7,1 (998 HS/140 CT); Marketing: 1/7,8 (862 HS/110 CT); Kinh tế phát triển: 1/2,1 (206 HS/100 CT), Kinh tế lao động: 1/0,6 (30 HS/50 CT), Kinh tế và quản lý công: 1/1,2(58 HS/50 CT), Kinh tế chính trị: 1/1,2 (60 HS/50 CT); Thống kê Tin học: 1/0,4 (19 HS/50 CT); Ngân hàng: 1/9,4 (1.875 HS/200 CT); Tài chính doanh nghiệp: 1/6,2 (873 HS/140 CT); Tin học quản lý: 1/1,6 (94 HS/60 CT); Quản trị tài chính: 1/10,3 (1.133 HS/110 CT), Quản trị nguồn nhân lực 1/2,7 (239 HS/90 CT); Kiểm toán: 1/6,1 (546 HS/90 CT); Luật: 1/2,9 (175 HS/60 CT); Cử nhân (CN) Luật kinh tế: 1/4,9 (292 HS/ 60 CT).
Trường ĐH Ngoại ngữ có 5.327 HS đăng ký thi vào trường với 1.350 CT, cụ thể theo ngành: Sư phạm tiếng Anh: 1/7,7 (541 HS/70 CT); Sư phạm tiếng Anh bậc Tiểu học: 1/9,3 (650 HS/70 CT); Sư phạm tiếng Pháp: 1/0,3 (11 HS/35 CT); Sư phạm tiếng Trung: 1/0,7 (26 HS/35 CT); CN tiếng Anh: 1/3,9 (1.662 HS/420 CT); CN tiếng Anh thương mại: 1/4,5 (772 HS/170 CT); CN tiếng Nga: 1/1,1 (37 HS/35 CT); CN tiếng Pháp: 1/ 2,2 (76 HS/35 CT); CN tiếng Pháp du lịch: 1/1,4 (49 HS/35 CT); CN tiếng Trung: 1/5,7 (458 HS/80 CT); CN tiếng Trung thương mại: 1/6,9 (243 HS/35 CT); CN tiếng Nhật: 1/2,5 (247 HS/100 CT); CN tiếng Hàn Quốc: 1/3,5 (243 HS/70 CT); CN tiếng Thái Lan: 1/0,4 (15 HS/35 CT); CN Quốc tế học: 1/2,4 (297 HS/125 CT).
Trường ĐH Sư phạm: có 12.610 HS đăng ký thi vào trường với 1.550 CT, cụ thể theo ngành: Sư phạm Toán học: 1/17,1 (856 HS/50 CT); Sư phạm Vật lý: 1/11,2 (560 HS/50 CT); SP Toán ứng dụng: 1/1,5 (155 HS/100 CT); CN Công nghệ thông tin: 1/2,6 (385 HS/150 CT), SP Tin: 1/3,1 (155 HS/50 HS), CN Vật lý: 1/1,4 (69 HS/50 CT), SP Hóa: 1/9,6 (479 HS/50 CT), CN Hóa học (chuyên ngành phân tích - môi trường): 1/ 1,4 (69 HS/50 CT); CN Hóa học (chuyên ngành hóa dược): 1/4,9 (246 HS/50 CT); CN Khoa học môi trường (chuyên ngành Quản lý môi trường): 1/7 (350 HS/50 CT); Sư phạm Sinh học: 1/21,5 (1.074 HS/50 CT); CN Quản lý tài nguyên và Môi trường: 1/37,2 (1.858 HS/50 CT); SP Giáo dục chính trị: 1/2,1 (105 HS/50 CT); Sư phạm Ngữ văn: 1/15,2 (762 HS/50 CT); Sư phạm Lịch sử: 1/5,9 (295 HS/50 CT); Sư phạm Địa lý: 1/9,1 (457 HS/50 CT); CN Văn học: 1/1 (149 HS/150 CT); CN Tâm lý học: 1/ 5,3 (263 HS/50 CT); CN Địa lý (chuyên ngành Địa lý môi trường): 1/3,4 (172 HS/50 CT); Việt Nam học (Văn hóa du lịch): 1/5,9 (294 HS/50 CT); Văn hóa học: 1/0,5 (23 HS/50 CT); CN Báo chí: 1/8,3 (416 HS/50 CT); SP Giáo dục tiểu học: 1/21 (2.103 HS/100 CT), SP Giáo dục mầm non: 1/13,1 (1.315 HS/100 CT).
Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum có 900 HS đăng ký thi vào trường với 380 CT, cụ thể theo ngành: Xây dựng cầu đường: 1/2,1 (117 HS/55 CT); Kinh tế xây dựng và Quản lý dự án: 1/2,8 (166 HS/60 CT); Kế toán: 1/4,8 (286 HS/60 CT); Quản trị kinh doanh: 1/2,9 (161 HS/55 CT).
Vượt qua vòng thử thách thi TN THPT, teen cả nước sắp bước vào kỳ thi lớn thứ 2. Ảnh: Trọng TàiPhượng hồng rực nắng, những ngày thi ĐH đang đến rất gần Tỉ lệ "chọi", thông tin tham khảo hay số liệu "ảo"?
Bài viết từ chuyên gia Giáo dục trên báo Hà Nội mới cho bạn thêm thông tin nhé:
Dẫu không có mấy thí sinh cho rằng tỉ lệ "chọi" hoàn toàn quyết định cánh cửa trường ĐH rộng mở tới mức nào, song sự liên tưởng giữa số lượng hồ sơ và chỉ tiêu vẫn ám ảnh nhiều người, nhất là khi chính các trường cũng đưa ra thông số này trong các thống kê liên quan tới tuyển sinh như một thông tin có ý nghĩa.
Năm nay Trường Đại học Công nghiệp hà Nội có lượng hồ sơ và ti lệ chọi cao vượt trội. Ảnh: Phương An
"Chọi" ít vẫn khó đỗ
Trên thực tế, khi nhìn vào một tỉ lệ "chọi" cao, người ta thường đánh giá rằng ngành hoặc trường đó đang "hot", hút nhiều hồ sơ. Độ nóng này có thể do sự hấp dẫn của ngành học, do ngành đó có triển vọng việc làm cao, hay là dễ đậu vì điểm chuẩn nhiều năm thấp. Song các chuyên gia vẫn khuyên rằng thí sinh (TS) nên cẩn trọng với tỉ lệ "chọi", chỉ nên coi là thông tin tham khảo chứ không phải là cơ sở cho việc chọn ngành, chọn trường.
Dù mang một ý nghĩa nhất định song TS sẽ rất dễ bị "hớ" với quan niệm tỉ lệ "chọi" cao là khó trúng tuyển, thấp là dễ trúng. Điều đáng lưu ý hơn cả là phải xác định được mối tương quan giữa sức học của TS với mức điểm trúng tuyển của trường đó. Một ví dụ điển hình của trường có tỉ lệ "chọi" không cao trong nhiều năm nhưng lại khó trúng tuyển là ĐH Ngoại thương. Năm nay, tại cơ sở Hà Nội của trường nhận được 8.700, tăng 200 hồ sơ so với năm 2010. Như vậy, với chỉ tiêu là 3.400, tỉ lệ "chọi" của ĐH Ngoại thương cơ sở phía Bắc là 1/3,56 (năm 2010 tỉ lệ này là 1/2,. Các TS đăng ký dự thi vào trường hầu hết đều có học lực rất tốt. Bởi đầu vào "ít mà tinh" nên điểm trúng tuyển của trường luôn ở hàng top, chỉ những em có điểm thi xuất sắc mới có chỗ trong ngôi trường được mệnh danh là "Harvard của Việt Nam" này. Điểm vào trường thấp nhất năm 2010 là 22 điểm, ngành Kinh tế đối ngoại (thi khối A) có điểm chuẩn là 26. Năm nay, với 24.343 hồ sơ và 4.000 chỉ tiêu, tỉ lệ "chọi" vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là 1/6,085. Năm ngoái, tỉ lệ "chọi" trường này là 1/5. Còn Học viện Ngân hàng có 14.000 hồ sơ, tính theo khối, tỉ lệ "chọi" khối A là 1/5,7, khối D là 1/10. Năm ngoái, điểm chuẩn thấp nhất vào 2 trường này là 18-19 điểm, trong đó ngành Kiểm toán, thi khối A của Trường ĐH Kinh tế quốc dân lên tới 26 điểm.
"Chọi âm" vẫn không chắc đỗ
Trong khi đó, một trường cũng rất "nóng" khác là ĐH Công nghiệp Hà Nội có lượng hồ sơ và tỉ lệ chọi cao vượt trội lại có điểm chuẩn ở mức trung bình. Năm nay trường có 72.000 bộ hồ sơ với 8.700 chỉ tiêu, tỉ lệ chọi vào trường là 1/8,2, tăng so với tỉ lệ 1/6 của năm 2010. Tuy nhiên, điểm vào trường hằng năm thường chỉ từ 15 đến 18 điểm. Tương tự, Trường ĐH Nông nghiệp năm nay có tỉ lệ "chọi" 1/10 song các năm trước điểm vào trường chỉ nhỉnh hơn điểm sàn không đáng kể, ngành Công nghệ sinh học có điểm trúng tuyển cao nhất: 17 điểm (khối B). Nguyên nhân của thực tế này là bởi số TS dự thi thường thấp hơn rất nhiều so với số hồ sơ. Năm 2010, tỉ lệ thí sinh dự thi của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội là 75%, năm 2009 là 65%. Thí sinh vắng mặt có thể do nhiều lý do như trượt tốt nghiệp, chuyển nguyện vọng sau khi đã nộp hồ sơ vào 2-3 trường.
Năm nay, các chuyên gia tuyển sinh một mặt khuyên TS không nên quá lo lắng trước những trường có tỉ lệ "chọi" cao song cũng cảnh báo TS không nên chủ quan trước những tỉ lệ "chọi" thấp. Trong đó, khó lường nhất là các ngành có quá ít chỉ tiêu mà nhận được nhiều hồ sơ. Năm nay ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Cần Thơ chỉ có 80 chỉ tiêu trong khi nhận được hơn 3.000 hồ sơ, nâng tỉ lệ "chọi" lên mức kỷ lục là 1/38. Bên cạnh đó có những ngành tỉ lệ chọi "âm", số hồ sơ ít hơn chỉ tiêu nhưng trên thực tế TS không phải cứ đủ điểm sàn là đậu. Đơn cử ngành Cử nhân song ngữ Nga - Anh của Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh có tỉ lệ chọi là 1/0,2. Nhưng các năm trước đây trường không hạ điểm chuẩn mà thường chờ lấy nguyện vọng 2. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội từ hai năm nay tỉ lệ chọi chỉ khoảng 1/2,5 - 1/2,7 song điểm vào trường cũng ở mức khá cao, từ 16 đến 21 điểm. Lãnh đạo nhà trường khẳng định: Chúng tôi không quan tâm đến tỉ lệ "chọi", điều quan trọng là cần sinh viên giỏi.
Rất nhiều thông số có thể thay đổi, nhưng trên thực tế mức điểm trúng tuyển thường được giữ ổn định trong nhiều năm liền. Các chuyên gia khuyên TS hãy quan tâm tới thông số này và so sánh với học lực của mình. Điều quan trọng hơn, cần phải làm là TS nên chủ động ôn tập, chuẩn bị kỹ kiến thức và tâm thế bước vào kỳ thi, thay vì bị tỉ lệ "chọi" làm cho lạc hướng.
Lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2011
a) Đối với hệ đại học
Đợt I, ngày 04/07 và 05/07/2011 thi đại học khối A và V:
Đợt II, ngày 09/07 và 10/07/2011 thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu:
Lịch đợt I |
Ngày | Buổi | Môn thi | Ngày 03/7/2011 | Sáng Từ 8h00 | Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh. | Ngày 04/7/2011 | Sáng | Toán | | Chiều | Lý | Ngày 05/7/2011 | Sáng | Hoá | | Chiều | Dự trữ | Lịch đợt II
Ngày | Buổi | Môn thi | Khối B | Khối C | Khối D | Ngày 08/7/2011 | Sáng Từ 8h00 | Làm thủ tục dự thi, xử lý những sai sót trong đăng ký dự thi của thí sinh. | Ngày 09/7/2011 | Sáng | Sinh | Văn | Văn | | Chiều | Toán | Sử | Toán | Ngày 10/7/2011 | Sáng | Hoá | Địa | Ngoại ngữ | | Chiều | Dự trữ | HTT
|
|