Dàn ý về tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
Các em lưu ý, khi phân tích tính dân tộc trong bài thơ VB chúng ta cần đạt được những ý đại thể sau:
1. Tính dân tộc thể hiện ở thể thơ Lục bát (thể thơ truyền thống của dân tộc). Giọng thơ mềm mại, uyển chuyển, giàu tính nhạc, dễ đi vào lòng người:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi năng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
2. Tính dân tộc thể hiện qua hình thức hát đối đáp trong ca dao trữ tình truyền thống. Thường là hát đối đáp giữa nam và nữ qua đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước con người. Ở đây, người về xuôi và người VB đối đáp với nhau.
3. Tính dân tộc thể hiện ở cách xưng hô: ta – mình mộc mạc, dân dã, thấm đượm nghĩa tình quân dân. VB và người cán bộ giống như một đôi bạn tình.
4. Tính dân tộc mang đậm hồn ca dao và truyện Kiều, thể hiện qua so sánh ví von:
+ Ca dao:
Người về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề bài thơ …
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói nhớ thương mình bấy nhiêu
Trong VB Tố Hữu viết:
Mình đi mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
+ Truyện Kiều:
Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Tố Hữu viết:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
5. Tính dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ. Hình ảnh thơ gần gũi đời thường nhiều sức gợi.
6. Tính dân tộc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên con người VB sâu nặng nghĩa tình. Tất cả hướng tình cảm về Lãnh tụ kính yêu và công ơn của Đảng.
Nguồn : GV Phan Danh Hiếu (Tổ trưởng Tổ Ngữ văn THPT Bùi Thị Xuân. Biên Hòa. Đồng Nai)