xsht .............
Tổng số bài gửi : 223 Điểm : 736 Được cảm ơn : 171 Tham gia ngày : 2010-12-13 Thực hiện nội quy :
| Subject: Nỗi nhớ Tây Bắc trong : Tiếng hát con tàu / Tây Tiến 19/7/2011, 9:18 pm | #1 |
| Cùng bộc lộ nỗi nhớ về Tây Bắc, trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.76) trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên viết: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr.121) Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên. Với đoạn thơ trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng: Yêu cầu: - Thể hiện được "nỗi nhớ" thiên nhiên và đoàn binh Tây Tiến. - Cảm nhận được âm điệu "nhớ thương" về một thời, một vùng đất đã đi qua Các ý cụ thể: 1. Giới thiệu xuất xứ bài thơ, đoạn thơ: - Bài thơ ra đời năm 1948, in trong “Mây đầu ô” (xuất bản lần đầu 1986). - Đây là đoạn mở đầu, thể hiện khái quát và tập trung nhất cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Nỗi nhớ về Tây Bắc gắn liền với núi rừng biên giới mà đoàn quân Tây Tiến đi qua. 2. Nỗi nhớ “chơi vơi”: - Nhớ thiên nhiên rừng núi với những nét nổi bật, đặc trưng của Tây Bắc: Sông Mã - dòng sông mang tên một loài ngựa chiến, những điạ danh gợi về tên đất, tên làng của miền Tây Bắc với những nét đặc trưng của cảnh vật: "Sài Khao sương lấp”, “Mường Lát hoa về trong đêm hơi"… - Nhớ thiên nhiên là nhớ con người - trước hết là "đoàn quân mỏi" hiện lên trong những nét bay bổng của cảm hứng trữ tình lãng mạn hào hoa rất đặc trưng của Quang Dũng. - Nỗi nhớ được thăng hoa trong cảm xúc, bộc lộ bằng lời gọi tha thiết "Tây Tiến ơi" và một loạt những vần "ơi" , tạo âm hưởng "chơi vơi" của nỗi nhớ, cho thấy nhớ Tây Tiến là nhớ về một hiện thực đã xa, nên có gì hẫng hụt, chơi vơi. - Biện pháp hoán dụ: "Sông Mã" góp phần thể hiện tình cảm thiết tha, gắn bó của nhà thơ với vùng đất miền Tây Bắc của Tổ quốc. - Điệp từ “nhớ” kết hợp ngắt nhịp 4/3 càng khắc sâu thêm nỗi lòng của người đã rời xa Tây Tiến . 3.Kết luận: - Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài Tây Tiến . - Khẳng định đoạn thơ thể hiện khái quát, tập trung nhất cảm hứng chủ đạo của tác phẩm, là khúc nhạc dạo đầu mở tiếp ra những xúc cảm dào dạt của toàn bài thơ. Với đoạn thơ trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên: Yêu cầu: - Thể hiện được "nỗi nhớ" trong cảm xúc suy tư về thiên nhiên và con người Tây Bắc . - Giải bày cảm xúc, suy tư của nhà thơ về mảnh đất và con người Tây Bắc . Các ý cụ thể: 1. Giới thiệu xuất xứ bài thơ, đoạn thơ: - Bài thơ ra đời khoảng năm 1960, in trong "Ánh sáng và phù sa" (xuất bản lần đầu 1960) - Đây là đoạn thơ thuộc phần giữa của tác phẩm, kết cấu theo mô hình đi từ cụ thể đến khái quát, từ cảm xúc đến đúc kết chân lí - một nét đặc trưng của thơ Chế Lan Viên. 2. Nỗi nhớ bâng khuâng và suy tư triết lý của nhà thơ: - Nhớ về thiên nhiên rừng núi với những nét nổi bật: ban sương giăng, đèo mây phủ … Có thể xem ý thơ này là sự tổng kết hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc được thể hiện trong những đoạn thơ trước. - Gắn với nỗi nhớ là những hình ảnh rất thực, đầy ấn tượng của miền Tây Bắc. - Điệp từ "nhớ" trong câu đầu dồn tụ lại, kết thành hai chữ "yêu thương". - Hình thức câu hỏi tu từ tăng thêm sức khẳng định, có tác dụng đưa tiếng nói của nhà thơ đến với sự rung động trong lòng người đọc. - Trên nền vững chắc của dòng cảm xúc về thiên nhiên và con người Tây Bắc giàu tình nghĩa, tác giả đi đến một triết lí về mối quan hệ sâu sắc giữa con người với vùng đất đã từng gắn bó với tâm hồn mình, từ đó dẫn đến “phép màu” kì diệu trong tâm hồn con người:“đất lạ hóa quê hương”. - Bốn dòng thơ vừa đối lập, vừa đối xứng tạo nên sự nhịp nhàng của nhạc tính, ngân nga mãi trong lòng người đọc. 3.Kết luận: - Đây là một trong những khổ thơ để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nơi người đọc, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật và hồn thơ Chế Lan Viên. - Đoạn thơ khái quát được nỗi nhớ sâu sắc về Tây Bắc - mảnh đất mười năm kháng chiến, đã thắp lên ngọn lửa nghìn năm sau còn đủ sức soi đường. - Khổ thơ có kết cấu đặc sắc đi từ hình ảnh cụ thể đến khái quát, từ cảm xúc đến suy tư. Nó là một sự phát hiện đặc sắc về quy luật của tình cảm, tâm hồn con người. So sánh hai đoạn thơ nói trên: Cùng nói về nỗi nhớ Tây Bắc nhưng hai nhà thơ có cách biểu hiện khác nhau: - Nỗi nhớ của Quang Dũng là nỗi nhớ chơi vơi đặc trưng cho phong cách trữ tình lãng mạn, tài hoa của nhà thơ trẻ đất Hà thành. Đó là nỗi nhớ thắm thiết với cảnh và người mà nhà thơ đã từng gắn bó máu thịt; nỗi nhớ một người đã rời xa; được biểu hiện bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, gợi những sắc thái cụ thể của núi rừng Tây Bắc. - Nỗi nhớ của Chế Lan Viên lại gắn với những suy tư triết lí rất đặc trưng theo kiểu riêng của Chế Lan Viên. Nỗi nhớ ấy nằm trong mạch cảm xúc về ân tình cách mạng “uống nước nhớ nguồn”. Chất liệu dệt nên nỗi nhớ, suy tư là những hình ảnh khái quát được thể hiện bằng những ngôn từ giản dị, cô đúc như những định nghĩa, châm ngôn.
st
|
|