songlacquan167 .........
Tổng số bài gửi : 70 Điểm : 161 Được cảm ơn : 2 Tham gia ngày : 2011-06-18 Age : 27 Thực hiện nội quy :
| Subject: Tìm hiểu bài LUẬT THƠ 7/7/2011, 6:22 pm | #1 |
| LUẬT THƠ I. Khái quát theo luật thơ. 1. Ví dụ : a.Thể thơ lục bát . +Số tiếng: trên 6, dưới 8. +Vần: Tiếng cuối câu 6 phải cùng vần với tiếng 6 của câu 8. Tiếng cuối của câu 8 vần với tiếng cuối của câu 6 tiếp theo. +Nhịp: 2/2/2 cũng có thể 3/3 ở câu 6. *Mình về/mình có/nhớ ta *Một ngìn năm/một vạn năm Con tằm/vẫn kiếp/con tằm/xe tơ b. Thơ Đường luật: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt. +Số tiếng:7 tiếng. +Về thanh: *Nhị tứ lục phân minh. 1 2 3 4 5 6 7 Tiếng thứ 2 và 6 cùng thanh, đối với thanh của tiếng thứ 4. *Nhất tam ngũ bất luận. Tiếng 1.3.5 gieo bằng thanh nào cũng được +Vần: *Luật trắc, vần bằng: Tiếng suối trong như tiếng hát xa *Luật bằng, vần bằng: Trong tù không rượu cũng không hoa +Liên với bài bát cú). *Tiếng thứ 2 câu 1 với tiếng thứ 2 câu 8 cùng một liên (cùng thanh). *Tiếng thứ 2 của câu 2 với tiếng thứ 2 của câu 3 là cùng một liên (cùng thanh). *Tiếng thứ 2 của câu 4 với tiếng thứ 2 của câu 5 là cùng một liên (cùng thanh). *Tiếng thứ 2 của câu 6 với tiếng thứ 2 của câu 7 là cùng một liên (cùng thanh). Chú ý : Tiếng 2 của câu một là trắc thì tiếng 2 của câu 2 là bằng và ngược lại. 2. Bài học : -Luật thơ là những quy định có tính nguyên tắc bắt buộc về gieo vần, ngắt nhịp, số tiếng, hài hoà âm thanh đối với thể thơ nào đó. Tất cả quy định ấy được khái quát theo kiểu mẫu ổn định. -Âm tiết (hay tiếng) là đơn vị cơ bản của luật thơ. * Cấu tạo của tiếng: +Chia làm hai: phụ âm đầu và phần vần. +Vần có hai: Mở và đóng. - Vần mở không có phụ âm cuối và có thể là bán âm (vào). - Vần đóng có một trong các phụ âm cuối sau: m, n, t, ng, c, ch. +Mỗi tiếng có một trong các thanh: không, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Những vần bằng (bình thanh) gồm thanh không, thanh huyền, những thanh còn lại thuộc vần trắc (khí thanh) là những thanh hỏi, ngã, nặng. + Nhóm thanh lại chia thành hai nhóm đối lập nhau về âm vực +Nhóm bổng (cao) gồm các thanh không, sắc, ngã. +Nhóm trầm (thấp) gồm huyền, nặng, hỏi. ->Sự đối lập tạo thành hài hoà về âm thanh trong thơ cộng với ngắt nhịp, ngắt dòng làm thành luật thơ hay hẹp hơn là mô hình âm luật Tiếng Việt.
* Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh…được khái quát theo một kiểu mẫu ổn định. I. Một số thể thơ phổ biến hiện nay: 1. Thể năm chữ. a. Khổ thơ: - Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có từ 4 dòng trở lên. -Số khổ trong bài có thể nhiều hoặc ít … + Ví dụ: Tiếng thu. b. Vần thơ: đa dạng (gián cách,vần liền,vần giao nhau). c. Hài thanh và ngắt nhịp: - Thanh điệu: Tuy không giống thơ cổ song vẫn đảm bảo sự hài hoà về thanh điệu. -Ví dụ: Trước sân anh thơ thẩn Đăm đắm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê (Tình quê - Hàn Mặc Tử) -Nhịp điệu: Có thể ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn truyền thống (2-3) hoặc ngắt nhịp khác (3-2). 2. Thể bảy tiếng . a. Khổ thơ: có thể chia khổ hoặc khôngmỗi khổ thường có 4 dòng3 lần điệp vần … b. Vần: - Mỗi khổ 1 vầnvần liền ở 2 dòng đầugián cách ở dòng 3và điệp lại ở dòng 4(gần với thơ thất ngôn tứ tuyệt). c. Hài thanh và ngắt nhịp: - Thanh điệu có sự đối xứng, hài hoà trong một dòng hoặc giữa hai dòng với nhau, sự hài hoà thanh điệu bằng- trắc thể hiện cố định ở các tiếng 2, 4. 6. 3. Thể tám tiếng : a . Khổ thơ: Thơ 8 tiếng ít chia khổ. b . Vần: Dùng vần chân là chủ yếu. *Ví dụ: "Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi Những đền xưa đổ nát dưới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối. Những tượng chàm lở lói rỉ rên than." c. Hài thanh và ngắt nhịp: - Thanh điệu có sự hài hòa bằng trắc, thể hiện ở các tiếng 3, 6, 8 của dòng thơ … 4. Thơ tự do : a . Khổ thơ và dòng thơ: Phần lớn không chia khổ, nếu chia khổ thì không đều, dòng thơ không hạn định số tiếng … b . Vần: Thơ tự do có thể có vần hoặc không có vần. c. Hài thanh và ngắt nhịp: -Thanh điệu không có luật nhưng vẫn nhịp nhàng, cân đối. -Nhịp thơ: Không theo luật mà ngắt nhịp theo cảm xúc, ý nghĩa của mỗi dòng thơ và bài thơ. __________________ |
|