1.Nhận biết ion NO3– :
*Thuốc thử : dd H2SO4 loãng, lá đồng, dd chứa ion NO3– .
*Hiện tượng: dd có màu xanh, khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí.
3Cu + 2NO3– + 8H+ → 3Cu2+ + 2NO ↑ + 4H2O
Xanh
2NO + O2 → 2NO2 ( màu nâu đỏ)
2.Nhận biết ion SO42– :
*Thuốc thử: dd BaCl2
Ba2+ + SO42– → BaSO4↓
*Chú ý: Cần lấy môi trường axit dư vì một số các anion như CO32–,
PO43–, SO32–, HPO42– cũng tạo kết tủa trắng với ion Ba2+, nhưng các kết
tủa đ1o đều tan trong các dung dịch HCl, HNO3 loãng, riêng BaSO4 không
tan.
3.Nhận biết anion Cl–: *Thuốc thử: dd AgNO3 /HNO3 loãng.
Ag+ + Cl– → AgCl ↓ trắng
*Tương tự : Br– tạo ra kết tủa vàng nhạt AgBr
I– tạo ra kết tủa vàng AgI
*Chú ý: AgCl tan trong dd NH3 loãng: AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Cl–
4.Nhận biết anion CO32–: *Thuốc thử: dd axit mạnh như HCl, H2SO4 loãng
*Hiện tượng : sủi bọt khí làm đục nước vôi dư.
CO32– + 2H+ → CO2 ↑ + H2O
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Bài 50: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
-
Khí CO2 được điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat với axit HCl hoặc H2SO4 loãng .
- Khí CO2 phản ứng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng.
- Thuốc thử tốt nhất để nhận biết SO2 là dung dịch brom ( hoặc dd iot). Khí SO2 làm nhạt màu dung dịch brôm ( hoặc dd iot).
- Nhận biết khí clo bằng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột.
- Khí NO2 có màu nâu đỏ; NO2 phản ứng với nước tạo thành axit HNO3 . Nhận ra HNO3 bằng bột Cu.
- Khí H2S không màu, có mùi trứng thối ; H2S phản ứng với dung dịch muối Pb2+ cho kết tủa màu đen.
- Nhận biết khí NH3 bằng giấy quỳ tím ẩm và mùi khai đặc trưng.