I. Khái niệm về peptit và protein1. Peptit- Peptit là những hợp chất polime được hình thành bằng cách ngưng tụ hai hay nhiều phân tử –aminoaxit.
- Tuỳ theo số lượng đơn vị aminoaxit chia ra : đipeptit, tripeptit… và polipeptit.
- Khi số phân tử aminoaxit tạo ra peptit tăng lên n lần thì số lượng đồng phân tăng nhanh theo giai thừa của n (n!).
- Tên của các peptit được gọi bằng cách ghép tên các gốc axyl, bắt đầu
từ aminoaxit đầu còn tên của aminoaxit đuôi C được giữ nguyên vẹn.
2. Protein- Protein là những polipeptit, phân tử có khối lượng từ vài chục ngàn
đến vài chục triệu (đvC), là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi
sự sống.
- Protein được chia làm 2 loại : protein đơn giản và protein phức tạp.
II. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ PROTEIN- Người ta phân biệt 4 bậc cấu trúc phân tử của protein, cấu trúc bậc 1
là trình tự sắp xếp các đơn vị –aminoaxit trong mạch protein.
III. TÍNH CHẤT CỦA PROTEIN1. Tính chất vật lí của protein- Dạng tồn tại: protein tồn tại ở 2 dạng chính là dạng sợi và dạng hình cầu.
- Tính tan của protein khác nhau: protein hình sợi không tan trong nước, protein hình cầu tan trong nước.
- Sự đông tụ : khi đun nóng, hoặc cho axit, bazơ, một số muối vào dung
dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch.
2. Tính chất hoá học của protein- Khi tác dụng với Cu(OH)2, protein tạo màu tím đặc trưng.
IV. KHÁI NIỆM VỀ ENZIM VÀ AXIT NUCLEIC1. Enzim- Enzim là những chất, hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác
cho các quá trình hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật.
- Xúc tác enzim có 2 đặc điểm :
+ Có tính đặc hiệu cao, mỗi enzim chỉ xúc tác cho một sự chuyển hoá nhất định.
+ Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, gấp 10^9
® 10^11 tốc độ nhờ xúc tác hoá học.
2. Axit nucleic (AN)- Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5 C), mỗi pentozơ lại có một nhóm thế là bazơ nitơ.
+ Nếu pentozơ là ribozơ tạo axit ARN.
+ Nếu pentozơ là đeoxi-ribozơ tạo axit AND.
- Khối lượng ADN từ 4 - 8 triệu đơn vị C, =