Cảm nhận: Mỗi người có một cách cảm nhận các bạn thử đọc rồi xem.
Phong cách học tập là lý do giải thích cho việc có những người hiểu ý
nhau đến mức không cần nói ra và những người rất khó để hiểu điều người
khác diễn đạt. Thuật ngữ “phong cách học tập” bao hàm những cách chúng
ta thu nhận, xử lý thông tin và tư duy cũng như truyền đạt thông điệp.
Hiểu phong cách học tập của chính mình sẽ giúp bạn khai thác tốt hơn
những kiến thức thu được hàng ngày. Theo chiều ngược lại, hiểu phong
cách học tập của người khác sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
đồng thời giúp bạn có những lợi thế hơn trong kinh doanh. Mặc dù từng mô
hình sẽ tương ứng với thói quen và khả năng của mỗi người nhưng bạn
không nên áp đặt lên bất kỳ người nào. Bởi vì mọi người luôn có thể thay
đổi theo hoàn cảnh, hãy linh hoạt trong việc sử dụng kết hợp các mô
hình này.
Những phong cách theo thuyết hình học tâm lý Chọn cho mình hình dạng yêu thích nhất trong năm hình sau:
- Hình tam giác
- Hình hộp
- Hình tròn
- Hình lượn sóng
- Hình chữ nhật
Các mô tả về phong cách học tập sẽ tương ứng như sau:
Hình tam giác- Có sự tập trung cao độ, vững vàng
- Quyết đoán
- Lắm mưu mẹo, có khả năng thao túng người khác
- Luôn muốn là người dẫn đầu
- Thường mất khả năng kiểm soát cảm xúc khi tranh luận
--> Cách ứng xử : thông điệp phải rõ ràng, ngắn ngọn, logic
Hình hộp- Chăm chỉ, tận tụy
- Có xu hướng đi vào chi tiết, thực tế
- Không thích những vấn đề gây xúc động
- Không mạnh trong việc ra quyết định, không có sự chủ động
- Cầu toàn
--> Cách ứng xử : Tránh đưa họ vào những tình huống gây mẫu thuẫn,
thông điệp đưa ra phải chi tiết, có những dẫn chứng cụ thể, thực tế
Hình tròn- Hòa nhã, tốt bụng, biết quan tâm
- Thích những công việc xã hội
- Biết lắng nghe
- Khó khăn khi từ chối người khác
- Có xu hướng tự trách bản thân khi có chuyện không hay
--> Cách ứng xử : Hạn chế đặt ra những vấn đề liên quan đến cảm xúc
và các mối quan hệ khi trao đổi công việc. Tỏ thái độ thân tình tuy
nhiên cần phải đưa ra những ràng buộc cứng rắn về công việc, thời gian
cụ thể
Hình lượn sóng- Sáng tạo
- Có khả năng truyền cảm hứng cho người khác
- Tập trung vào khái quát hơn là chi tiết
- Thường có sự thay đổi đột ngột trong tư duy
--> Cách ứng xử : Tỏ ra tôn trọng bằng cách kiên nhẫn lắng nghe họ
trước, sau đó họ sẽ lắng nghe bạn. Hãy thẳng thắn đặt câu hỏi nếu bạn
không theo kịp suy nghĩ của họ.
Hình chữ nhật- Ở trạng thái đang thay đổi
- Đang học hỏi và trưởng thành
- Có nhiều ý tưởng nhưng không xâu chuỗi
- Khó đoán
--> Cách ứng xử : Để thuyết phục họ, bạn phải có cách trình bày rõ ràng, tự tin và chốt lại bằng một hình ảnh sáng sủa.
Những mô hình của GREGORC Tư duy cụ thể liên tục Những người thuộc kiểu này xử lý thông tin rất trật tự, khoa học, rõ
ràng. Họ có xu hướng đi vào chi tiết và có khả năng nhớ số liệu, công
thức một cách dễ dàng. Cách học nhanh nhất với họ là thực hành.
Tư duy cụ thể ngẫu nhiên Giống như mô hình tư duy cụ thể liên tục, tuy nhiên hành vi của họ kém
ổn định hơn. Khả năng sáng tạo cao hơn, trực giác nhạy bén hơn, có xu
hướng tìm kiếm những phương án thay thế trong mọi việc. Điều này đôi khi
dẫn đến việc không hoàn thành đúng hạn.
Tư duy trừu tượng ngẫu nhiên Luôn đề cao cảm xúc, đây là mô hình dành cho những người hoạt động nghệ
thuật hoặc đòi hỏi sáng tạo cao. Họ cần thời gian để nghiền ngẫm các
thông tin trước khi ra quyết định. Họ có xu hướng ghi nhớ thông tin mang
tính cá nhân.
Tư duy trừu tượng liên tục Người thuộc mô hình này luôn sống trong thế giới những học thuyết và
suy tưởng. Họ có khả năng phát hiện ra thông tin, ý tưởng chủ đạo một
cách nhanh chóng. Họ tò mò, luôn có ham muốn tìm hiểu nguyên nhân ẩn
sau các sự việc, hiện tượng.
Những mô hình VAK (Visual – Thị giác, Auditory – Thính giác, Kinesthetic – Xúc giác) Bất kỳ ai cũng đều dùng ba giác quan trên để học, nhưng với mỗi người, xu hướng sử dụng giác quan nào nhiều hơn sẽ khác nhau.
Thị giác Họ học tập và ghi nhớ tốt qua tranh ảnh, biểu đồ,… Họ thường phản hồi
bằng cách nói: “giống như…”, “tôi thấy…” hoặc “tập trung vào…”,…
Thính giác Nghe, nói là ưu điểm của họ. Họ còn có thể bắt chước giọng điệu và
cường độ âm thanh. Cách học tập của họ là lặp đi lặp lại thông tin, lẩm
bẩm một mình. Các cụm từ họ thường dùng là: “nghe có vẻ như…”, “nghe
này…”,…
Xúc giác Thực hành là cách tốt nhất để họ tiếp thụ kiến thức. Họ nhớ rất rõ cảm
giác, những ấn tượng đầu tiên về thông tin. Họ hay nói những cụm từ:
“nắm bắt”, “kiểm soát”,…
Như đã nói ở trên, chúng ta luôn dùng cả ba giác quan trên nhưng với
sự phối hợp khác nhau. Sự phối hợp khác nhau này được gọi là “kiểu tư
duy cá nhân”. Có “6 kiểu tư duy cá nhân”, được xác định bằng bài trắc
nghiệm sau:
Hướng dẫn: Với mỗi câu hỏi, chọn một câu
trả lời thích hợp. Mỗi câu lựa chọn thường có một hoặc hai ý, tương ứng
với một hoặc hai chữ cái trả lời trong ngoặc. Bạn có thể chọn cả hai
hoặc không chọn chữ cái trả lời nào. Lập một bảng theo thứ tự câu hỏi
và thứ tự chữ cái như bên dưới. Đánh dấu mỗi câu trả lời “đồng ý” bằng
một dấu (x) vào bảng. Cột nào nhiều dấu (x) nhất thì đó chính là “kiểu
tư duy cá nhân” của bạn.
Câu hỏi: 1. Bạn nhớ nhanh nhất điều gì? a. Những thứ được nói ra, câu chuyện phiếm, lời bài hát, tên người,
các chủ đề. Tôi có thể ghi nhớ bằng cách nói lặp đi lặp lại. (U, V)
b. Những thứ có thể nhìn thấy hoặc đọc, như gương mặt, vẻ bề ngoài. Tôi có thể ghi nhớ bằng cách viết đi viết lại (Z, Y)
c. Những thứ được thực hành hoặc trải nghiệm, cảm giác hoặc mùi vị. Tôi có thể ghi nhớ bằng cách làm đi làm lại (X, W)
2. Bạn nhớ điều gì nhất sau khi xem một cuốn sách, bộ phim hay chương trình truyền hình? a. Vẻ bề ngoài của các nhân vật; Các cảnh trong phim (Z, Y)
b. Lời thoại; Giai điệu các bài hát (U, V)
c. Hoạt động; Cảm nhận về nhân vật (X, W)
3. Bạn nhớ điều gì nhất ở những người vừa mới gặp mặt? a. Những gì tôi làm cùng họ; Những gì tôi cảm nhận được từ họ (X, W)
b. Vẻ ngoài; Cách ăn mặc (Z, Y)
c. Tên tuổi; Lời ăn tiếng nói (U, V)
4. Bạn nghĩ thế nào về chữ viết của mình? a. Sạch sẽ; Rõ ràng (Z, Y)
b. Khó đọc (V, X)
c. Như một đống lộn xộn (U, W)
5. Bạn mô tả các nhu cầu và kỹ năng hoạt động của mình như thế nào? a. Luôn lắc lư, ngọ nguậy; Cần sự di chuyển (X, W)
b. Có thể ngồi yên lặng hàng giờ liền (V, Z)
c. Thật khủng khiếp khi thực hiện những bài tập thể chất (V, Z)
d. Tôi học những kỹ năng thể chất dễ dàng (X, W)
6. Điều gì quan trọng nhất đối với việc ăn mặc của bạn? a. Chất liệu vải; Sự thoải mái, dễ chịu (X, W)
b. Màu sắc phù hợp; Đồng bộ với nhau (Z, Y)
c. Thể hiện cá tính (U, V)
7. Bạn thể hiện cảm xúc như thế nào? a. Kín đáo (Z)
b. Lộ rõ trên khuôn mặt (U, Y)
c. Thoải mái bộc lộ cảm xúc (U, W)
d. Dễ dàng giải thích về cảm xúc của mình (V)
e. Thật khó diễn đạt cảm xúc thành lời (X)
8. Bạn thoải mái tiếp thu kiến thức nhất trong điều kiện nào? a. Nhiều chi tiết tác động vào thị giác; Được hỏi những điều mình đã nhìn thấy (U, W)
b. Nhiều từ ngữ; Những câu hỏi về cái mà tôi nghe được (Y, X)
c. Được thực hành; Những câu hỏi về cái mà tôi cảm nhận được (V, Z)
9. Bạn mô tả lời ăn tiếng nói của mình như thế nào? a. Trơn tru, logic; Vốn từ vựng phong phú (U, V)
b. Ngại ngùng khi phát biểu (Y, X)
c. Thường xuyên dùng phép ẩn dụ, so sánh; Sử dụng hình ảnh (Z, W)
d. Tôi thường nói điều tôi làm, cảm nhận và những gì đang diễn ra( W)
e. Sử dụng cử chỉ, điệu bộ; Thường hoa tay trước khi nói (Y, W)
f. Lòng vòng; Hay đặt câu hỏi ngược (Y, X)
10. Bạn mô tả ánh mắt mình như thế nào? a. Vững vàng; Kiên định (Z, Y)
b. Nhút nhát, khó tập trung; Hay nhìn đi chỗ khác (U, W)
c. Vững vàng; Chớp nhẹ khi có sự thay đổi (V, X)
d. Lờ đờ khi phải nghe điều gì đó quá lâu (Y, X)
11. Bạn thấy khó khăn nhất khi tiếp nhận điều gì? a. Sự hèn hạ; Những lời nói đau lòng (Y, X)
b. Sự du đãng; Động chạm sỗ sàng (V, Z)
c. Cái nhìn khó chịu (U, W)
12. Bạn thực hiện công việc như thế nào? a. Đọc chỉ dẫn và làm theo; Rối trí khi ai đó góp ý (Y)
b. Đọc chỉ dẫn, đặt câu hỏi sau đó tự hỏi mình sẽ phải làm gì (Z)
c. Làm việc với từng vấn đề nhỏ, đặt câu hỏi khi cần thiết; Không bao giờ đọc chỉ dẫn (W)
d. Cần ai đó chỉ bảo, nếu không sẽ không thực hiện (V)
e. Cần ai đó chỉ bảo; Đọc hướng dẫn là lựa chọn cuối cùng.
Mô hình AKV – Người dẫn đầu Thứ tự tiếp nhận kiến thức của người thuộc mô hình này là: Thính giác –
xúc giác – thị giác. Họ thích tranh luận, có khả năng ghi nhớ và tái
hiện rõ ràng nhưng gì nghe được. Tuy nhiên, họ sẽ bị lấn át khi có quá
nhiều thông tin tấn công vào thị giác.
Mô hình AVK – “Vận động viên” ngôn ngữ Thứ tự: Thính giác, thị giác, xúc giác. Giống mô hình AKV ở điểm thích
tranh luận và đặc biệt có khiếu trong “trò chơi” với ngôn từ. Ngược
lại, họ gặp khó khăn trong những hoạt động thể thao và cũng thường gặp
rắc rối khi thể hiện cảm xúc.
Mô hình KAV – Người ưa hoạt động Thứ tự: Xúc giác, thính giác, thị giác. Họ luôn thích chuyển động. Thế
giới được khám phá bằng cách cầm nắm, va chạm, thực hành, trải nghiệm.
Đây là mô hình của những vận động viên thể thao. Họ sẽ gặp khó khăn khi
thu nạp thông tin bằng thị giác
Mô hình KVA – Người trầm ngâm Thứ tự: Xúc giác, thị giác, thính giác. Họ có óc tổ chức tốt. Nhiều
năng lượng, thích chuyển động, chơi thể thao, nhưng lại giữ mình lặng
lẽ và học bằng cách quan sát mọi thứ. Họ thường bị lấn át bởi người nào
nói quá nhiều và không giỏi trong việc chuyển hóa cảm xúc.
Mô hình VKA – Người quan sát và cảm nhận Thứ tự: Thị giác, xúc giác, thính giác. Họ nhớ rất tốt những gì đã nhìn
thấy, đọc được hoặc bắt chước động tác của người khác. Tuy nhiên, họ
sẽ rất khó thực hiện công việc nếu không có sự chỉ dẫn. Khả năng diễn
đạt không tốt, thường phải thời gian để vào đề.
Mô hình VAK – Người thể hiện và kể chuyện Thứ tự: Thị giác, thính giác, xúc giác. Hòa đồng, thân thiện, dễ bắt
chuyện. Họ học tốt bằng những công cụ như đồ thị, biểu đồ, hình ảnh. Kỹ
năng nghe cũng rất tốt. Tuy nhiên, họ không khéo léo trong những hoạt
động thể chất.